Theo Grab Việt Nam, việc định danh họ như một công ty taxi là "bước lùi" của Việt Nam ở thời đại 4.0.
Sau phát biểu gay gắt của Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể mới đây về việc phải quản chặt Uber, Grab như taxi, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, đã bày tỏ quan ngại trong một thông cáo phát đi chiều 9/3 và gọi chính sách này sẽ để lại hệ quả "cực kỳ to lớn".
Đại diện Grab Việt Nam cho rằng, lợi thế của nền kinh tế chia sẻ và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ biến mất nếu bị buộc phải áp dụng mô hình kinh doanh như công ty taxi.
"Định danh Grab là công ty taxi không chỉ phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, nỗ lực của Grab trong việc thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam mà còn là một bước lùi của Việt Nam trong quá trình kiến tạo, xây dựng một quốc gia khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0", ông Jerry Lim cho biết.
Xe Grab, Uber có thể phải gắn phù hiệu Taxi. |
Sau phát biểu gay gắt của Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể mới đây về việc phải quản chặt Uber, Grab như taxi, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, đã bày tỏ quan ngại trong một thông cáo phát đi chiều 9/3 và gọi chính sách này sẽ để lại hệ quả "cực kỳ to lớn".
Đại diện Grab Việt Nam cho rằng, lợi thế của nền kinh tế chia sẻ và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ biến mất nếu bị buộc phải áp dụng mô hình kinh doanh như công ty taxi.
"Định danh Grab là công ty taxi không chỉ phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, nỗ lực của Grab trong việc thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam mà còn là một bước lùi của Việt Nam trong quá trình kiến tạo, xây dựng một quốc gia khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0", ông Jerry Lim cho biết.
Nếu hoạt động theo mô hình taxi, loại hình xe Grab, Uber sẽ gặp khó khăn như bị khống chế số lượng hoạt động tại các địa phương, cũng như bị áp niên hạn sử dụng (dự thảo nghị định 86 quy định niên hạn 12 năm); xe phải gắn phù hiệu taxi, lái xe có chứng chỉ nghiệp vụ, được tập huấn, có hợp đồng...
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam cho rằng, ông đồng tình với chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thế để tạo sân chơi bình đẳng giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ. Bởi vì Grab, Uber không còn là xe hợp đồng điện tử dạng kinh tế chia sẻ mà hoạt động như taxi thông thường. Nhiều người đầu tư xe mới để chạy Uber thường xuyên như taxi.
Do đó, theo ông Thanh, xe Uber, Grab cũng phải khống chế số lượng và địa bàn hoạt động giống như taxi truyền thống; các tiêu chuẩn về lái xe, giám sát an toàn giao thông... Đặc biệt, các đơn vị vận tải, hợp tác xã phải ký hợp đồng, đóng bảo hiểm cho lái xe giống như các hãng taxi hiện nay.
"Nhiều lái xe vì thấy cái lợi trước mắt mà đầu tư xe mới, chạy xe Uber, Grab không cần hợp đồng lao động, bảo hiểm. Song tương lai họ có thể bị thất nghiệp nếu các địa phương hạn chế taxi", ông Thanh nói.
Ngày 8/3, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thế đã yêu cầu các cơ quan tham mưu nghiên cứu quản lý Uber, Grab như loại hình taxi. Theo ông Thể, chỉ trong 2-3 năm nay, Uber, Grab đã có 38.000-40.000 xe gây ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn; phát sinh nhiều vấn đề như cướp giật trên xe mà không ai chịu trách nhiệm.
"Cơ quan quản lý phải đứng ở góc độ thu thuế để phục vụ người dân. Người ta gọi là Grab taxi rồi mà các anh còn coi là xe hợp đồng. Trong khi taxi bị quản lý chặt thì tài xế Uber, Grab không có bằng lái, thuê mướn xe... vẫn được hoạt động. Đề nghị các anh không lòng vòng mà cần đặt thẳng vấn đề là quản lý Uber, Grab như taxi", ông Thể nói.
Phải coi xe Uber, Grab là taxi!
Các phương tiện kinh doanh vận tải của Uber, Grab là taxi công nghệ cao. Do đó, phải coi xe Uber, Grab là taxi và ... |
Tạm đình chỉ vụ Vinasun kiện Grab, đòi bồi thường 40 tỷ
Sau một tháng tạm dừng để các bên bổ sung chứng cứ, TAND TP.HCM đã quyết định tạm đình chỉ vụ kiện giữa Vinasun và ... |
Ngày đăng: 20:00 | 09/03/2018
/ VnExpress