Grab taxi vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Nam để cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế và khẳng định đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và việc báo chí đăng tải thông tin là không có căn cứ.

grab khang dinh khong gian lan thue

Grab “phản pháo” Bộ Tài chính và báo chí? (Ảnh: IT)

Grab kê khai thuế như thế nào?

Văn bản do ông Lim Yen Hock – Giám đốc Công ty TNHH Grab cho biết được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam từ ngày 14.2 2014 với loại hình dịch vụ kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ vận tải, lái xe và hành khách.

Đại diện Grab cũng cho biết, hiện công ty Grab trực tiếp thực hiện kê khai, nộp thay cá nhân kinh doanh và nộp thuế tính trên tổng doanh thu theo phương pháp thuế giá trị gia tăng trực tiếp trong đó: Tỉ lệ thuế GTGT trên phần doanh thu cá nhân được hưởng 3%; tỉ lệ thuế TNCN trên phần doanh thu cá nhân được hưởng 1.5%; tỉ lệ thuế TNCN đối với khoản tiền thưởng theo doanh thu 1%; tỉ lệ thuế TNCN đối với khoản tiền thưởng không mang tính chất doanh thu 10%.

Tuy nhiên, trước đó đại diện Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đã đưa ra dẫn chứng Grab đã có hiện tượng làm “bình phong” về nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Cụ thể, đại diện Vinasun cho rằng, Grab, Uber đều không xuất trình được hợp đồng vận tải điện tử phù hợp quy định pháp luật. Chủ thể chính của hợp đồng vận tải điện tử là hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải hoàn toàn không có trên phần mềm. Khách hàng không biết mình ký hợp đồng với ai? Ai chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải.

Theo đại diện Vinassun, vì Hợp tác xã vận tải không nhận được tiền cước vận tải nhưng lại bị Grab, Uber xuất hoá đơn doanh thu, nên hiện tại gần như toàn bộ doanh thu phân chia cho các hợp tác xã vận tải đều chưa nộp thuế VAT, thuế TNDN. Tổng cục thuế cho biết nhiều hợp tác xã giải thế, đóng cửa. Phần lớn các hợp tác xã không kê khai hoặc kê khai rất thấp so doanh thu của Grab.

Thực tế, Vinasun cũng cho biết, có hiện tượng HTX “giấy” được dựng lên làm bình phong để hợp pháp điều kiện kinh doanh xe hợp đồng cho các tài xế, bình phong chịu trách nhiệm với an toàn hành khách (mặc dù không điều hành vận tải, quản lý lái xe), làm bình phong về nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

grab khang dinh khong gian lan thue

Grab dự kiến năm 2018 sẽ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước Việt Nam khoảng 500 tỷ đồng (Ảnh: GR)

Grab “tố” báo chí đăng thông tin không chính xác

Đại diện Grab cho rằng: “Trong những năm qua một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều bài báo chưa chính xác về hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam, tập trung vào các vấn đề về cạnh tranh, nghĩa vụ thuế, chuyển tiền ra nước ngoài. Ngoài ra, còn có những cáo buộc gian lận thuế mà không có căn cứ xác đáng.

Đại diện Grab cho rằng, nghĩa vụ thuế trong mô hình hợp tác sử dụng ứng dụng điện tử nên được xem xét một cách tổng thể, bao gồm nghĩa vụ thuế của Grab và nghĩa vụ thuế của các đối tác của Grab (từ hợp tác xã, các công ty sở hữu xe đến các đối tác tài xế xe 2 bánh) thì mới đảm bảo tính toàn diện. Nếu chỉ chọn riêng Grab để so sánh giá trị nộp thuế với các hãng dịch vụ vận tải khác thì sẽ có sự khác biệt rất lớn về con số do Grab hoàn toàn không sở hữu xe, không khấu trừ khấu hao tài sản, không có hoạt động thanh lý, mua bán xe…

Đại diện Grab cho biết, năm 2017 Grab đóng khoản thuế 189 tỷ đồng, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, số thuế Grab đóng đã vượt cả năm 2017, tăng 4 lần so với cùng kỳ và ước tính sẽ đạt 500 tỷ tiền thuế trong năm 2018.

Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải được kê khai 100% chi phí mua xe, vận hành, bảo dưỡng và được khấu trừ rất nhiều chi phí đi kèm.

Trước đó, cuối tháng 10.2017, tại một buổi họp báo, ông Đặng Duy Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã hoàn thành kết luận thanh tra hoạt động chấp hành nghĩa vụ thuế của Grab và Uber.

Theo đó, Grab hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ tháng 2.2014, có vốn pháp định 20 tỷ đồng nhưng hiện tại đã lỗ lũy kế hơn 938 tỷ đồng. Số liệu báo cáo của Grab cho biết tổng doanh thu trong 3 năm từ 2014 đến 2016 là 1.755 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thuế đơn vị này đã kê khai nộp chỉ là 9,5 tỷ đồng. Qua hoạt động thanh tra, Cục thuế TP.HCM đã xử lý thêm gần 3 tỷ đồng, trong đó có 2,3 tỷ đồng là truy thu thuế.

Như vậy, giải thích của Grab liệu có hợp lý khi số tiền thuế của đơn vị này nộp vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng và con số 500 tỷ tiền thuế như dự kiến mà Grab sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2018 liệu đã được tính đúng, tính đủ?

grab khang dinh khong gian lan thue Báo Nhật: Grab gặp khó khi mở rộng thị trường ở Việt Nam

Ứng dụng gọi xe từ Singapore được cho rằng đang gặp phải rào cản lớn khi triển khai kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.

grab khang dinh khong gian lan thue Grab nói sẽ đóng 500 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam năm 2018

Grab cho biết đã nộp 224 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm và mong muốn cơ quan chức năng ...

grab khang dinh khong gian lan thue Go-Jek có gì để cạnh tranh tại Việt Nam và Đông Nam Á?

Là một trong những startup trị giá tỷ USD của khu vực, Go-Jek đã chính thức tiến đánh các thị trường lân cận ngoài sân ...

Ngày đăng: 10:21 | 29/08/2018

/ http://danviet.vn