Ngành Dầu khí có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng và địa phương. Trong bối cảnh thị trường dầu khí có nhiều biến động, đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, cần phải có cách ứng xử, nhìn nhận cho phù hợp đối với hoạt động của ngành Dầu khí. Báo Năng lượng Mới xin lược ghi một số ý kiến xung quanh câu chuyện này.

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Dầu khí đặt nền móng phát triển kinh tế vùng

Dầu khí là ngành kinh tế rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Qua nhiều khóa làm đại biểu Quốc hội, tôi thấy khi nào bức bách nhất của ngân sách Nhà nước, bức bách nhất của tăng trưởng thì chúng ta phải dùng dầu khí để quyết định tăng trưởng, năng suất lao động và ngân sách Nhà nước. Có những lúc chúng ta báo cáo trước Quốc hội là không hoàn thành thu ngân sách và không bảo đảm được tốc độ tăng trưởng, nhưng sau 1 tháng, khi chúng ta có những quyết sách về dầu khí thì chúng ta hoàn thành được những nhiệm vụ đó.

Đóng góp của ngành Dầu khí vào nền kinh tế rất rõ ràng. Không chỉ đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước, tăng trưởng nhanh và bền vững, ngành Dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Và quan trọng nhất là ngành Dầu khí đã góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước.

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi

Đặc biệt, ngành Dầu khí đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, trước hết là bảo đảm việc làm cho người lao động. Khi ngành Dầu khí ra đời, một loạt các chỉ tiêu giải quyết việc làm được giải quyết. Đặc biệt, việc làm của ngành Dầu khí hơn các lĩnh vực khác là có tính ổn định, bền vững và thu nhập cao. Đi đôi với giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì đây là ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật rất cao.

Thứ nữa và cũng đặc biệt quan trọng là vấn đề kinh tế vùng. Khi làm quy hoạch vùng Tĩnh Gia (Thanh Hóa) thì không chỉ vùng Nam Thanh Hóa mà Bắc Nghệ An cũng có sự thay đổi rõ rệt. Chính ngành Dầu khí và Khu công nghiệp Nghi Sơn đã đặt nền móng cho phát triển kinh tế vùng. Đó là vấn đề khởi đầu, làm thay đổi đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng quan trọng là chúng ta liên kết được các vùng với nhau.

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi
Ông Nguyễn Lâm Thành - Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc: Khung pháp lý cho dầu khí phải thay đổi

Trong quá trình công tác, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với những người làm việc trong ngành Dầu khí. Đặc biệt là thời gian gần đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn có buổi tiếp xúc cử tri với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Chúng tôi cũng có một buổi trực tiếp đi thăm giàn khoan Hải Thạch - Mộc Tinh, điểm xa nhất của ngành Dầu khí. Trong chuyến đi đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đã có một buổi tiếp xúc cử tri đầu tiên trên giàn khoan dầu khí ngoài biển.

Qua tiếp xúc, tôi thấy nổi lên mấy vấn đề về khung pháp lý cho dầu khí.

Thứ nhất là về Luật Dầu khí. Chúng tôi thấy bối cảnh của ngành Dầu khí hiện nay khác trước rất nhiều. Đầu tiên là trữ lượng khai thác đã khác. Hiện nay, ngay cả những dự án hóa dầu mới cũng đang phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Cho nên, khung pháp lý cho dầu khí phải thay đổi.

Về phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0, khi chúng tôi ra giàn Hải Thạch - Mộc Tinh mới cảm nhận được sự thành công, những đóng góp và nỗ lực của ngành Dầu khí rất lớn. Hầu như toàn bộ công việc đều tự động hóa và đội ngũ nhân lực chất lượng rất cao. Đây chính là điều kiện rất quan trọng để ngành Dầu khí tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ dầu khí, chứ không đơn thuần là khai thác dầu khí.

Thứ nữa, trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương về biển đảo, tôi cho rằng có nhiều vấn đề tác động và cần phải được cụ thể hóa trong Luật Dầu khí sửa đổi sắp tới. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến, kiến nghị, đề xuất của ngành Dầu khí về hệ thống pháp luật liên quan. Chúng tôi sẽ tiếp thu và có ý kiến đề xuất trong thời gian tới.

Về chính sách, phải nói rằng ngành Dầu khí có tính đặc thù. Trên bờ và trên biển rất khác nhau, từ đó công việc của đội ngũ khoa học kỹ thuật cũng rất khác. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta áp dụng một chế độ chung. Người lao động dầu khí “tâm tư” rất nhiều, liên quan đến chế độ lương bổng, phụ cấp. Ngày trước có thêm chế độ công tác biển, người ra giàn làm việc 1 tháng thì có chế độ công tác phí để tăng thêm phụ cấp, nhưng hiện nay đã bị cắt giảm đi rất nhiều. Tôi thấy, thực hiện theo một nguyên tắc chung như vậy không phù hợp. Rồi chế độ nghỉ phép, chế độ phúc lợi khác, đặc biệt là chế độ nghỉ hưu… Tôi cho rằng, với sự đặc thù đó, chúng ta phải có chính sách khác. Người phải ra giàn khoan cả tháng trời, trong bối cảnh độc lập như thế, trong môi trường biển mênh mông như thế, nhiều khi còn khắc nghiệt hơn cả bộ đội biên phòng, bộ đội biên phòng dù sao nhiều khi vẫn có nhân dân, có đất liền. Người lao động trên giàn khoan dầu khí cũng giống như các chiến sĩ Trường Sa, phải có chế độ khác.

Tôi nghĩ rằng, riêng với ngành Dầu khí, chúng ta cần phải có chế độ khác, cần có ưu tiên vì đặc thù tính chất công việc và vì Dầu khí là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong hội nhập.

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi
Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Cần có cách nhìn khác về dầu khí

Chúng ta đều thấy tác động của ngành Dầu khí rất lớn với nền kinh tế và quá trình phát triển của đất nước. Đến nay, tình hình kinh tế, chính trị, tiềm lực kinh tế của nước ta đã thay đổi, đòi hỏi ngành Dầu khí, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có cách nhìn khác về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, về ứng dụng khoa học công nghệ, về phương thức đi tắt đón đầu tổ chức sản xuất của ngành Dầu khí trong tương lai.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận các yếu tố liên quan đến môi trường hoạt động của ngành Dầu khí đã có nhiều thay đổi.

Trước hết, môi trường kinh doanh quốc tế, trong đó có giá dầu, yêu cầu kỹ thuật sản xuất cũng như bảo vệ môi trường... đã thay đổi. Về thị trường nội địa, chúng ta cũng có những tác động hạn chế đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí, bao gồm cả trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, có thể dự báo được, để cho các doanh nghiệp dầu khí hoạt động hiệu quả, cũng như trách nhiệm của Chính phủ với tư cách chủ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi Cổ phiếu Dầu khí dẫn dắt, VN-Index vượt mốc 980 điểm

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới (20/5), thị trường khởi sắc, nhóm cổ phiếu Dầu khí đồng loạt tăng cùng với sự tăng mạnh ...

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Dầu khí là ngành kinh tế rất quan trọng của đất nước”

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để nghe báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ năm ...

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi Khoa học công nghệ trong ngành Dầu khí: Nền tảng phát triển bền vững

Từ khi ngành Dầu khí Việt Nam ra đời đến nay, khoa học công nghệ (KHCN) luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát ...

goc nhin cua dai bieu quoc hoi ve dau khi Các mã dầu khí tăng mạnh đóng góp nhiều điểm nhất cho chỉ số

Sau khi mất đà tăng vào phiên sáng ngày 14/5, trong phiên chiều qua, chỉ số VN-Index đã phục hồi tăng điểm và chốt phiên ...

Ngày đăng: 10:00 | 21/05/2019

/