“Nhà anh ở Quảng Ninh có bị ngập lụt không? Nhìn cảnh ngập lụt các nơi buồn kinh người”.
“Nhà anh ở Quảng Ninh có bị ngập lụt không? Nhìn cảnh ngập lụt các nơi buồn kinh người”.
“Đường phố thì cũng có chỗ lụt chỗ không. Khu nhà anh ở sát chân đồi nên không việc gì. Rừng trơ trụi hết rồi, bây giờ vẩy chậu nước một cái là ướt từ bắc chí nam. Dân mình ở đâu cũng khổ thế!”.
“Một người đô thành thăm hỏi một người đô thị đang ở một thành phố biển phía bắc về tình hình mưa lũ lụt lội, điều ba bốn mươi năm trước không bao giờ có...”.
Mấy câu thăm hỏi gửi ông bạn già giữa lúc đang nghe bản tin thời tiết: “Cuối tuần cuối tháng bảy, lại mưa lũ mới, mưa to, lũ quét sạt lở đất đá ở khu vực vùng núi phía Bắc. Đặc biệt, các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu có nguy cơ mưa to hơn các tỉnh khác. Lũ ở Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ đang xuống và xuống chậm…”.
“OK. Trong tích tắc có thể tìm ra ngay thông tin về tổng diện tích rừng tự nhiên nước mình hiện nay so với 10, 20, 30 năm đã qua, tỉ lệ suy giảm sau mỗi thập niên. Tìm ra ngay một vùng rừng còn tạm gọi là trù mật hiện nay trước nguy cơ suy kiệt.
Cũng có thể tìm ra ngay số vụ bắt bớ, truy tố tội tàn sát rừng, nạn khai thác, buôn bán gỗ lậu. Cứ mỗi một thân cây 15-30m bị chặt hạ, là mất đi diện tích tàn che ít nhất từ 1-1, 5 lần tỉ lệ chiều cao của nó.”
“Lượng người bận tâm điều này nhiều hay ít hơn lượng người quan tâm số gỗ bắt giữ được bao nhiêu, phương thức phân phối lại như thế nào, tiền thu được nộp vào ngân khố, minh họa cho thành tích vượt trội trong các báo cáo cuối năm?”.
“OK. Lũ lụt cũng có nguyên do phá rừng. Hẳn rồi. Xử lâm tặc thì đã thấy. Nhưng còn gỗ, xử sao? Mà toàn thứ gỗ quý…”.
Những xe lu cán lên hàng gian giả nhái, châm lửa tiêu hủy ma túy, riêng gỗ lậu chưa bao giờ thấy bị xử thế nào. Tại sao nhỉ gỗ thu được từ lâm tặc không “đốt hết cả đi, đừng tiếc”.
Tự dưng lại nhớ, cũng độ này, mùa lũ năm ngoái, hỏi một ông ở Quảng Trị, có lệnh đóng cửa rừng, vẫn bắt được gỗ lậu của lâm tặc, gỗ lậu bắt được rồi làm gì? Ông ấy không trả lời.
Cũng hỏi, sao không “đốt hết cả đi, đừng tiếc”. Bấy giờ, ông ấy nói, thế thì phí quá, mà toàn những thứ quý…
Bố khỉ, nếu còn tiếc thế, chúng nó còn phá rừng.
Gỗ lậu thu được từ lâm tặc bao nhiêu năm nay đi đâu? Tra mạng hoài không thấy? Sao không “đốt hết cả đi, đừng tiếc”.
Chị quay qua hỏi mẹ cùng ngồi trước màn hình có cảnh lũ lụt, cùng nghe bản tin thời tiết. Mẹ bảo, “ừ phải, các con ơi, đừng tiếc”.
Clip: Cập nhật nóng những thiệt hại ban đầu do ngập lụt ở Chương Mỹ
Huyện ủy Chương Mỹ (Hà Nội) vừa có báo cáo sơ bộ về thiệt hại ban đầu do ngập lụt trong những ngày vừa qua ... |
Chủ tịch xã Nam Phương Tiến bị ngập lụt từng đề nghị bỏ rừng phòng hộ
Chủ tịch xã Nam Phương Tiến đang bị ngập lụt từng đề nghị TP cho chuyển đổi 300 ha rừng phòng hộ để phát triển ... |
Ngày đăng: 08:32 | 02/08/2018
/ https://laodong.vn