Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Hơn một năm qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều giáo viên tại các tỉnh thành về những lớp học, thi chứng chỉ thăng hạng bất thường, diễn ra một cách công khai trên cả nước.

Đầu tiên, các trường nhận được công văn từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo trích dẫn Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên từ mầm non đến THPT.

Việc ban hành các Thông tư liên tịch nêu trên là một bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo quy định của Luật Viên chức và các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Theo những thông tư này, giáo viên muốn được thăng hạng, đồng nghĩa với tăng bậc lương thì phải có nhiều điều kiện, như hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục, không bị kỷ luật và không thể thiếu 3 loại chứng chỉ: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, tin học và ngoại ngữ.

Thế rồi sau đó, khi có công văn chỉ đạo, giáo viên không còn cách nào khác là phải “khăn gói” đi học, đi thi.

Chúng tôi đã có những ngày theo chân giáo viên để chứng kiến và “nếm” những “đoạn trường” trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

 

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT.

“Có ai khổ như giáo viên trường tôi?”

Đây là những lời chua chát của cô T (một giáo viên ở Thái Nguyên). Cô là thí sinh đi thi chứng chỉ tiếng Anh trình độ B và chứng chỉ tin học tại Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) vào ngày 29.9. Câu chuyện mà cô kể, đến khi ngồi viết những dòng này, chúng tôi vẫn ám ảnh và day dứt… vì thương.

Hơn 10 năm trước, khi ra trường, T bước vào nghề với sức trẻ, tình yêu và niềm khát khao cống hiến. Có điều, áp lực công việc đã khiến cô giáo trẻ không ít lần muốn bỏ nghề. Mấy năm gần đây, nhiều nhà máy được xây dựng ở Thái Nguyên đã thu hút lượng lớn lao động. Ngược lại, giáo viên mầm non lại càng khan hiếm nguồn tuyển, mà lý do theo lời cô T: “Lớp trẻ bây giờ thà đi làm công nhân chứ không làm giáo viên mầm non”.

 Cô T (trái) tâm sự với phóng viên Báo Lao Động.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cô T lục tìm và đưa cho xem tờ bảng lương mới nhất mà giáo viên trường cô vừa được lĩnh: “Mỗi tháng giáo viên nhận được vài triệu đồng tiền lương, co kéo lắm mới đủ để trang trải cuộc sống gia đình. Muốn mua sắm, lo công to việc lớn, hay không may con bị ốm đau, giáo viên phải đi vay mượn. Không biết có giáo viên trường nào khổ như trường tôi, đến 90% phải vay thấu chi ngân hàng, tài khoản lúc nào cũng âm”.

Xót xa cho mình và đồng nghiệp, cô giáo càng bức xúc khi nói về lý do phải vượt quãng đường mấy chục cây số lên TP. Thái Nguyên để thi chứng chỉ và làm cái việc tự thấy xấu hổ với học trò là “gian lận thi”. Dù có bằng cao đẳng, hay đại học, nhưng bao năm qua cô T và không ít giáo viên mầm non chỉ được xếp “ăn” lương trung cấp. Đến khi triển khai việc xét thăng hạng theo các thông tư, quy định của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, chưa kịp vui vì sắp được hưởng lương đúng với bằng cấp mà mình đang có thì cô T và giáo viên của trường đã “ngập” trong nợ.

Để có được 3 loại chứng chỉ phục vụ cho việc xét thăng hạng, giáo viên phải bỏ ra khoản tiền cả chục triệu để “chống trượt”. Khoản tiền đó, cô T tiếp tục đi vay thấu chi ở ngân hàng. Cô bần thần ngồi nhẩm tính, nếu trót lọt, được xét thăng hạng đợt này, lương hằng tháng sẽ được tăng lên vài trăm nghìn, nhưng cũng phải mất vài chục tháng tăng lương mới bù lại số tiền bỏ ra để “chống trượt” thi chứng chỉ.

“Xót tiền quá, hằng ngày phải ăn bữa trước dè bữa sau, giờ bỏ ra đống tiền để lo mấy cái chứng chỉ vô bổ này. Chứng chỉ cấp tốc kiểu này giúp ích được gì cho giáo viên chứ, chỉ để đẹp hồ sơ thôi. Cả chục năm nay, từ khi ra trường tôi không dùng đến ngoại ngữ. Công việc hằng ngày cũng không sử dụng đến, giờ bắt phải có chứng chỉ, không gian lận thì mới là lạ.

Không hiểu ở trên nghĩ gì mà đặt ra mấy loại chứng chỉ này. Không thấy tốt cho giáo viên mà chỉ thấy hành, làm khổ chúng tôi thôi. Hay đặt ra như vậy để tạo điều kiện cho các trường tổ chức dạy, thu tiền?” - cô T đặt câu hỏi.

90% giáo viên trường cô T. đang công tác phải vay lãi ngân hàng nhưng vẫn phải bỏ tiền "chống trượt" thi chứng chỉ. 

Và trong trường thi hôm đó, giữa cái nắng hanh hao của ngày thu tháng 9, những gương mặt giáo viên hiền lành, chỉ biết tận tụy cống hiến, giờ day dứt vì làm trái với những điều mình đã dạy học trò…

Trong 2 tiếng nghỉ trưa - sau khi thi Tiếng Anh và trước giờ thi tin học ngày 29.9 - chúng tôi đã được nghe hàng trăm giáo viên kể về câu chuyện của mình và cũng nghe chừng đó bức xúc vì phải mất một khoản tiền lớn để làm cái việc mà mình không muốn. Có người vừa kể việc mình gian lận vừa ứa nước mắt…

Bầu sắp đẻ cũng phải đi học chứng chỉ

Khổ vì đi thi chứng chỉ tiếng Anh, tin học chưa đủ, giáo viên còn chịu bao vất vả, tốn kém để có được tấm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho đủ bộ “combo” 3 chứng chỉ làm đẹp hồ sơ xét thăng hạng. Khi trải nghiệm lớp học bồi dưỡng chức danh tại Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, chúng tôi cũng có những ngày chạy xe từ 3 giờ sáng để kịp lên Thái Nguyên tham gia lớp học, cũng có lúc “ăn qua bữa” nhưng không thấm vào đâu so với nỗi vất vả, cực nhọc của giáo viên.

Cùng tham gia lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III tại Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm với chúng tôi là giáo viên đến từ nhiều tỉnh thành ở khu vực miền núi phía bắc, từ Cao Bằng, Bắc Kạn đến Thái Nguyên, Bắc Giang… Thời gian học là 3 tuần, chỉ vào thứ bảy và chủ nhật từ ngày 29.9 đến 13.10.

Tiết học nhàm chán bởi đa phần kiến thức giáo viên đã được học khi có bằng sư phạm. Để chống lại cơn buồn ngủ giảng viên cho các giáo viên... hát. 

Để có mặt đúng giờ, giáo viên đã phải khăn gói về TP.Thái Nguyên ở trọ. Cứ vào mờ sáng thứ bảy, tại Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm tại số 1 đường Lê Quý Đôn (TP.Thái Nguyên) lại tấp nập cảnh giáo viên với balô sau xe, vừa vượt qua cung đường đèo hiểm trở về đây để kịp giờ học. Có người phải dậy từ 2h sáng chuẩn bị đồ đạc lên đường.

5 ngày thứ bảy, chủ nhật cùng đi học với giáo viên, chúng tôi đã chứng kiến lắm chuyện bi hài trong lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Giảng viên say sưa nói ở trên, phía dưới giáo viên ngáp ngắn dài, hoặc xem điện thoại, lướt facebook. Có cô vì quá mệt, trong giờ học gục luôn xuống bàn để chợp mắt. Có giáo viên đang mang thai tháng thứ 8 cũng khệ nệ vác bụng bầu đi học, cố lấy được chứng chỉ trước khi nghỉ sinh.

Và để chống lại cơn buồn ngủ, mệt mỏi của học viên, giảng viên tên Huệ của Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã cho lớp giải trí bằng vài tiết mục văn nghệ ngay trong giờ học.

Một chứng chỉ "cấp tốc" được cấp bởi Đại học sư phạm Thái Nguyên. 

Không ít lần chúng tôi nghe được giảng viên thừa nhận việc học chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Còn theo lời học viên, phần lớn nội dung các chuyên đề dạy trong lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đã được học trong trường sư phạm, bồi dưỡng thường xuyên và không sát thực tế. Vì yêu cầu phải có chứng chỉ, nên người học “có mặt cho đủ”, còn bài thu hoạch đã có đội “cò chống trượt” lo.

Nhưng việc “có mặt cho đủ” cũng lấy đi của giáo viên bao nhiêu thời gian, sức lực và tiền của. Mỗi giờ giải lao ngồi tâm sự với nhau, giáo viên chua chát ngồi tính: Mỗi tuần chi cho việc đi lại, ăn ở để đi học là 1 triệu, 3 tuần đi học là 3 triệu. Cộng thêm 2,3 triệu đóng tiền học phí. Để có được chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đã đi bay 2 tháng lương của giáo viên.

 

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Hơn một năm qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều giáo viên tại các tỉnh thành về những lớp học, thi chứng chỉ thăng hạng bất thường, diễn ra một cách công khai trên cả nước.

Đầu tiên, các trường nhận được công văn từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo trích dẫn Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên từ mầm non đến THPT.

Việc ban hành các Thông tư liên tịch nêu trên là một bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo quy định của Luật Viên chức và các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Theo những thông tư này, giáo viên muốn được thăng hạng, đồng nghĩa với tăng bậc lương thì phải có nhiều điều kiện, như hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục, không bị kỷ luật và không thể thiếu 3 loại chứng chỉ: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, tin học và ngoại ngữ.

Thế rồi sau đó, khi có công văn chỉ đạo, giáo viên không còn cách nào khác là phải “khăn gói” đi học, đi thi.

Chúng tôi đã có những ngày theo chân giáo viên để chứng kiến và “nếm” những “đoạn trường” trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

 

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT.

 

“Có ai khổ như giáo viên trường tôi?”

Đây là những lời chua chát của cô T (một giáo viên ở Thái Nguyên). Cô là thí sinh đi thi chứng chỉ tiếng Anh trình độ B và chứng chỉ tin học tại Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) vào ngày 29.9. Câu chuyện mà cô kể, đến khi ngồi viết những dòng này, chúng tôi vẫn ám ảnh và day dứt… vì thương.

Hơn 10 năm trước, khi ra trường, T bước vào nghề với sức trẻ, tình yêu và niềm khát khao cống hiến. Có điều, áp lực công việc đã khiến cô giáo trẻ không ít lần muốn bỏ nghề. Mấy năm gần đây, nhiều nhà máy được xây dựng ở Thái Nguyên đã thu hút lượng lớn lao động. Ngược lại, giáo viên mầm non lại càng khan hiếm nguồn tuyển, mà lý do theo lời cô T: “Lớp trẻ bây giờ thà đi làm công nhân chứ không làm giáo viên mầm non”.

 Cô T (trái) tâm sự với phóng viên Báo Lao Động.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cô T lục tìm và đưa cho xem tờ bảng lương mới nhất mà giáo viên trường cô vừa được lĩnh: “Mỗi tháng giáo viên nhận được vài triệu đồng tiền lương, co kéo lắm mới đủ để trang trải cuộc sống gia đình. Muốn mua sắm, lo công to việc lớn, hay không may con bị ốm đau, giáo viên phải đi vay mượn. Không biết có giáo viên trường nào khổ như trường tôi, đến 90% phải vay thấu chi ngân hàng, tài khoản lúc nào cũng âm”.

Xót xa cho mình và đồng nghiệp, cô giáo càng bức xúc khi nói về lý do phải vượt quãng đường mấy chục cây số lên TP. Thái Nguyên để thi chứng chỉ và làm cái việc tự thấy xấu hổ với học trò là “gian lận thi”. Dù có bằng cao đẳng, hay đại học, nhưng bao năm qua cô T và không ít giáo viên mầm non chỉ được xếp “ăn” lương trung cấp. Đến khi triển khai việc xét thăng hạng theo các thông tư, quy định của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, chưa kịp vui vì sắp được hưởng lương đúng với bằng cấp mà mình đang có thì cô T và giáo viên của trường đã “ngập” trong nợ.

Để có được 3 loại chứng chỉ phục vụ cho việc xét thăng hạng, giáo viên phải bỏ ra khoản tiền cả chục triệu để “chống trượt”. Khoản tiền đó, cô T tiếp tục đi vay thấu chi ở ngân hàng. Cô bần thần ngồi nhẩm tính, nếu trót lọt, được xét thăng hạng đợt này, lương hằng tháng sẽ được tăng lên vài trăm nghìn, nhưng cũng phải mất vài chục tháng tăng lương mới bù lại số tiền bỏ ra để “chống trượt” thi chứng chỉ.

“Xót tiền quá, hằng ngày phải ăn bữa trước dè bữa sau, giờ bỏ ra đống tiền để lo mấy cái chứng chỉ vô bổ này. Chứng chỉ cấp tốc kiểu này giúp ích được gì cho giáo viên chứ, chỉ để đẹp hồ sơ thôi. Cả chục năm nay, từ khi ra trường tôi không dùng đến ngoại ngữ. Công việc hằng ngày cũng không sử dụng đến, giờ bắt phải có chứng chỉ, không gian lận thì mới là lạ.

Không hiểu ở trên nghĩ gì mà đặt ra mấy loại chứng chỉ này. Không thấy tốt cho giáo viên mà chỉ thấy hành, làm khổ chúng tôi thôi. Hay đặt ra như vậy để tạo điều kiện cho các trường tổ chức dạy, thu tiền?” - cô T đặt câu hỏi.

90% giáo viên trường cô T. đang công tác phải vay lãi ngân hàng nhưng vẫn phải bỏ tiền "chống trượt" thi chứng chỉ. 

Và trong trường thi hôm đó, giữa cái nắng hanh hao của ngày thu tháng 9, những gương mặt giáo viên hiền lành, chỉ biết tận tụy cống hiến, giờ day dứt vì làm trái với những điều mình đã dạy học trò…

Trong 2 tiếng nghỉ trưa - sau khi thi Tiếng Anh và trước giờ thi tin học ngày 29.9 - chúng tôi đã được nghe hàng trăm giáo viên kể về câu chuyện của mình và cũng nghe chừng đó bức xúc vì phải mất một khoản tiền lớn để làm cái việc mà mình không muốn. Có người vừa kể việc mình gian lận vừa ứa nước mắt…

Bầu sắp đẻ cũng phải đi học chứng chỉ

Khổ vì đi thi chứng chỉ tiếng Anh, tin học chưa đủ, giáo viên còn chịu bao vất vả, tốn kém để có được tấm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho đủ bộ “combo” 3 chứng chỉ làm đẹp hồ sơ xét thăng hạng. Khi trải nghiệm lớp học bồi dưỡng chức danh tại Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, chúng tôi cũng có những ngày chạy xe từ 3 giờ sáng để kịp lên Thái Nguyên tham gia lớp học, cũng có lúc “ăn qua bữa” nhưng không thấm vào đâu so với nỗi vất vả, cực nhọc của giáo viên.

Cùng tham gia lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III tại Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm với chúng tôi là giáo viên đến từ nhiều tỉnh thành ở khu vực miền núi phía bắc, từ Cao Bằng, Bắc Kạn đến Thái Nguyên, Bắc Giang… Thời gian học là 3 tuần, chỉ vào thứ bảy và chủ nhật từ ngày 29.9 đến 13.10.

Tiết học nhàm chán bởi đa phần kiến thức giáo viên đã được học khi có bằng sư phạm. Để chống lại cơn buồn ngủ giảng viên cho các giáo viên... hát. 

Để có mặt đúng giờ, giáo viên đã phải khăn gói về TP.Thái Nguyên ở trọ. Cứ vào mờ sáng thứ bảy, tại Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm tại số 1 đường Lê Quý Đôn (TP.Thái Nguyên) lại tấp nập cảnh giáo viên với balô sau xe, vừa vượt qua cung đường đèo hiểm trở về đây để kịp giờ học. Có người phải dậy từ 2h sáng chuẩn bị đồ đạc lên đường.

5 ngày thứ bảy, chủ nhật cùng đi học với giáo viên, chúng tôi đã chứng kiến lắm chuyện bi hài trong lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Giảng viên say sưa nói ở trên, phía dưới giáo viên ngáp ngắn dài, hoặc xem điện thoại, lướt facebook. Có cô vì quá mệt, trong giờ học gục luôn xuống bàn để chợp mắt. Có giáo viên đang mang thai tháng thứ 8 cũng khệ nệ vác bụng bầu đi học, cố lấy được chứng chỉ trước khi nghỉ sinh.

Và để chống lại cơn buồn ngủ, mệt mỏi của học viên, giảng viên tên Huệ của Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã cho lớp giải trí bằng vài tiết mục văn nghệ ngay trong giờ học.

Một chứng chỉ "cấp tốc" được cấp bởi Đại học sư phạm Thái Nguyên. 

Không ít lần chúng tôi nghe được giảng viên thừa nhận việc học chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Còn theo lời học viên, phần lớn nội dung các chuyên đề dạy trong lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đã được học trong trường sư phạm, bồi dưỡng thường xuyên và không sát thực tế. Vì yêu cầu phải có chứng chỉ, nên người học “có mặt cho đủ”, còn bài thu hoạch đã có đội “cò chống trượt” lo.

Nhưng việc “có mặt cho đủ” cũng lấy đi của giáo viên bao nhiêu thời gian, sức lực và tiền của. Mỗi giờ giải lao ngồi tâm sự với nhau, giáo viên chua chát ngồi tính: Mỗi tuần chi cho việc đi lại, ăn ở để đi học là 1 triệu, 3 tuần đi học là 3 triệu. Cộng thêm 2,3 triệu đóng tiền học phí. Để có được chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đã đi bay 2 tháng lương của giáo viên.

 

Ngày đăng: 21:08 | 05/11/2019

/ laodong.vn