Giáo viên là nghề trồng người, một nghề cần đến nhiều phẩm chất ngoài những kiến thức chuyên môn. Và trong đó kiên nhẫn, bao dung, yêu thương trẻ em không bao giờ được thiếu…

Những ngày qua, dư luận đã giận sục sôi và chỉ trích nhiều trước hành động “tày trời” của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, trường tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) vì đã phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng. Dẫu vậy, mỗi lần nhớ đến câu chuyện thật như đùa ấy, tôi vẫn không khỏi giật mình kinh hãi.

Học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, một tật xấu âu cũng là “chuyện thường ngày ở huyện” với những đứa trẻ đang trong tuổi hiếu động. Để trách phạt, cô giáo có thể dùng nhiều biện pháp như đánh giá hạnh kiểm, thông báo với phụ huynh, thậm chí kỷ luật… Cớ sao cô lại có thể bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng.

giao vien phat hoc sinh uong nuoc giat gie lau bang buc giang khong danh cho nguoi thieu bao dung

Học sinh bị phạt uống nước giặt giẻ lau bảng. Ảnh VTC.

Chưa kể đến những nguy cơ bệnh tật tiểm ẩn sau thứ nước giặt giẻ lau bảng bẩn thỉu ấy, việc phải chịu hình phạt này trước mặt bạn bè là nỗi tủi hổ, thậm chí là một cú sốc lớn với con trẻ. Những tổn thương khó có thể đong đếm.

Hỡi ôi! Cô giáo, người mẹ thứ hai của con trẻ ở trường sao có thể nhẫn tâm như thế?

Vẫn biết, nghề giáo nhiều áp lực và có những tình huống dễ khiến con người ta mất kiểm soát trong cách hành xử của mình. Tuy nhiên, hơn bất cứ nghề nào, nghề giáo luôn cần sự chuẩn mực. Thầy cô giáo luôn phải xây dựng một hình ảnh đẹp trước học sinh của mình trong mọi tình huống như một sứ mệnh.

"Nhất quỷ, nhì ma thứ ba học trò", sự nghịch ngợm, hiếu động là điều đương nhiên của học sinh. Bởi lẽ đó nên cần lắm một người thầy kiên nhẫn, bao dung.

Nếu nghề khác chỉ cần đến một phần kiên nhẫn thì nghề giáo cần sự kiên nhẫn gấp nhiều lần. Nếu nghề khác chỉ cần chút bao dung thì nghề giáo cần gấp nhiều lần sự bao dung ấy. Và nếu như không kiên nhẫn và bao dung, xin chớ làm nghề giáo.

Không phải ngẫu nhiên, ở một nước có nền giáo dục cao như Nhật Bản, người giáo viên luôn phải tuân thủ việc giữ điềm tĩnh trong khi dạy học dù học sinh có cứng đầu đến đâu. Ở Nhật Bản, việc đuổi một trò ra khỏi lớp là điều hiếm khi xuất hiện ở trường học. Người Nhật cho rằng “mọi người đều có quyền được nhận sự giáo dục bình đẳng…”.

Và nếu học sinh ngủ gật trong giờ, giáo viên không những không phạt, mà có khi còn lặng lẽ để học trò ngủ trong sự đồng cảm vì hiểu lịch trình học tập dày đặc mà những đứa trẻ phải theo đuổi.

Giáo viên là nghề trồng người, một nghề đòi hỏi cần đến nhiều phẩm chất ngoài những kiến thức chuyên môn. Vì lẽ đó nên phải chăng, các trường sư phạm cũng cần thiết có quy trình thử thách, sát hạch, để phát hiện và loại bỏ những người “có vấn đề” về nhân cách, ứng xử.

Đồng thời, khâu tuyển sinh cũng cần phỏng vấn để lựa chọn những người có kỹ năng, phẩm chất phù hợp. Và trong đó, kiên nhẫn, bao dung, yêu thương trẻ em là những phẩm chất không thể thiếu.

giao vien phat hoc sinh uong nuoc giat gie lau bang buc giang khong danh cho nguoi thieu bao dung Bắt trẻ uống nước giặt giẻ lau bảng: \'Sản phẩm lỗi\' của trường sư phạm

Chuyên gia cho rằng những giáo viên phạt học sinh quỳ hay uống nước giặt giẻ lau bảng tự cho mình quá nhiều quyền lực. ...

giao vien phat hoc sinh uong nuoc giat gie lau bang buc giang khong danh cho nguoi thieu bao dung Mẹ cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng "giằng co" kết quả xét nghiệm

Trong quá trình đi khám sức khỏe cho cháu bé bị cô giáo phạt bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng, gia đình cháu ...

giao vien phat hoc sinh uong nuoc giat gie lau bang buc giang khong danh cho nguoi thieu bao dung 42 học sinh bị phạt đứng hành lang: Lại một sự ngộ nhận về phương pháp giáo dục!

Khi mà vụ cô giáo phạt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng còn đang gây xôn xao, thì lại xảy ra một ...

Ngày đăng: 23:01 | 08/04/2018

/ http://www.nguoiduatin.vn