Thực tế, nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, quản lý khi được mời về làm việc tại các phòng GDĐT, sở GDĐT vẫn không về vì khi đó chế độ thay đổi, họ bị mất thâm niên và phụ cấp đứng lớp.
Nhiều giáo viên không thích lên làm việc tại các phòng GDĐT, sở GDĐT vì chế độ bị thay đổi. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Kiến nghị tại Hội nghị Đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa Bộ GDĐT và Bộ Tư pháp năm 2017 nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục được tổ chức tại Hà Nội sáng 1.12, Phó Giám đốc Sở GDĐT Nam Định Nguyễn Tiến Dũng đề xuất bên cạnh việc nghiên cứu tăng lương cho giáo viên trực tiếp đứng lớp, Bộ GDĐT cần quan tâm đến một bộ phận khác đó là các nhà giáo về công tác tại phòng GDĐT, sở GDĐT.
Họ đều là những nhà giáo ưu tú nhưng khi về phòng, sở làm việc thì chế độ thay đổi, họ bị mất thâm niên và phụ cấp đứng lớp. Vì thế mới có nhiều trường hợp được mời về làm việc mà vẫn không về.
Đồng quan điểm, bà Bùi Thị Thu - Chánh Thanh tra Sở GDĐT Nam Định cho biết, bản thân bà là giáo viên trường chuyên có kinh nghiệm 20 năm đứng lớp, nhưng sau khi về Sở GDĐT (năm thứ 21) thì mất danh hiệu “nhà giáo”, không còn được hưởng thêm chế độ gì nữa. Vì thế, khái niệm “nhà giáo” cần được Ban soạn thảo trong luật rộng hơn, không chỉ những người trực tiếp đứng lớp mà còn mở rộng hơn là những người quản lý được điều chuyển lên.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ ghi nhận: “Những ý kiến băn khoăn về định nghĩa nhà giáo rất tâm huyết, vì có những giáo viên mầm non đứng lớp, đánh học sinh, không bằng cấp hay những giáo viên chuyên “nhảy việc” khi chờ hợp đồng, bảo mẫu cũng gọi là nhà giáo.
Tương tự như vậy, những cán bộ sở GDĐT, phòng GDĐT trước làm giáo viên nay lại mất đi chức danh này. Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến này để nghiên cứu, có giải pháp cụ thể”, Thứ trưởng Bộ GDĐT nói.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: QQ
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thông tin thêm, Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII năm 1996, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI đều khẳng định, lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương. Năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã nhắc lại điều này, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hướng tới. Như vậy đã 20 năm nay, Đảng và Nhà nước thể hiện mong muốn này cũng là sự quan tâm của toàn xã hội nhưng chưa thực hiện được.
Vì vậy, vấn đề tăng lương giáo viên cần đưa vào luật chứ không chỉ tồn tại trên giấy và chính sách thì rất khó khả thi.
Đồng quan điểm, ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc cho rằng, đề xuất tăng lương cho giáo viên là điều rất tốt, tuy nhiên, cần có đánh giá cụ thể về việc tác động và tính khả thi của chính sách.
Vướng cơ chế, hàng trăm giáo viên chịu cảnh “5 không” Tại Nghệ An, hiện có hàng trăm giáo viên (GV) dạy hợp đồng trong các trường tiểu học, THCS nhưng không được ký HĐLĐ đúng ... |
Giáo viên đang hưởng lương như thế nào? Sau 35 năm công tác, hưởng đầy đủ các loại phụ cấp, giáo viên THPT có mức lương xấp xỉ 11 triệu đồng, mầm non ... |
Hiệu trưởng cũ nợ giáo viên hàng trăm triệu đồng: Đã nghèo còn eo Lấy lý do xây dựng cơ sở vật chất trong trường, 2 vị Hiệu trưởng của 2 trường mầm non trên địa bàn huyện Cẩm ... |
Ngày đăng: 19:00 | 01/12/2017
/ Lao động