Thời khắc giao thừa, tôi di chuyển sang các toa gửi lời chúc mừng năm mới và mừng tuổi cho hành khách trên tàu. Đến ghế của người phụ nữ tầm 50 tuổi, tôi chợt khựng lại vì thấy bác đang khóc, đôi mắt đỏ hoe…

Video: Tiếp viên đường sắt - nghề không có Tết

Tàu hỏa là phương tiện đi lại quen thuộc của nhiều người dân bởi yếu tố: giá cả bình dân, an toàn, thuận tiện. Bộ phận thường xuyên tiếp xúc với họ có lẽ là các tiếp viên đường sắt.

giao thua dam nuoc mat cua nguoi dan ba tren chuyen tau cuoi nam

Đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội.

Công việc của các tiếp viên đường sắt có vẻ đơn điệu, nhàm chán khi soát vé, hướng dẫn khách lên xuống tàu.

Tuy nhiên thực tế, họ cũng phải đối mặt với nhiều nhọc nhằn, áp lực và căng thẳng, chưa kể những ám ảnh hãi hùng khi phải xuống thu dọn các tử thi khi xảy ra tai nạn.

Đêm tân hôn vội vã nơi đất khách...

Có thâm niên 16 năm trong nghề, chị Nguyễn Thị Bích Thảo, (SN 1979), tiếp viên trên tàu SE 5 - 6 tuyến Bắc - Nam trải lòng: “Nghề này là làm dâu trăm họ, mỗi người một tính, nếu không rèn được tính nhẫn nại, khéo léo chắc khó bám trụ được lâu.

Cường độ làm việc của chúng tôi khá cao, 1 ca làm là 30 tiếng đồng hồ cả đi lẫn về vì vậy thời gian dành cho gia đình không nhiều. 16 năm tôi làm nghề thì chỉ có 2 năm sinh con là được đón Tết ở nhà".

Thời gian đầu tôi mới đi làm, ngày lễ Tết, thấy người ta về đoàn tụ cùng gia đình còn mình thì rong ruổi trên tàu nhiều nên cảm thấy chạnh lòng nhưng dần cũng quen".

giao thua dam nuoc mat cua nguoi dan ba tren chuyen tau cuoi nam

Tiếp viên Nguyễn Thị Bích Thảo đang hỗ trợ hành khách có con nhỏ lên tàu. Ảnh: Hạnh Thúy

Chị Thảo cho biết thêm, kỷ niệm ấn tượng với chị có lẽ là những chuyến tàu vào dịp Tết. Câu chuyện về người phụ nữ Hà Nội vào giao thừa năm ngoái khiến chị nhớ mãi.

“Trước thềm giao thừa 2 tiếng, tôi cùng tổ tàu phục vụ hành khách chuyến từ miền Nam ra miền Bắc. Do là chuyến tàu cuối năm nên tâm trạng ai cũng vui vẻ, phấn khởi vì mình sẽ về kịp nhà vào ngày mùng 1.

Thời khắc giao thừa, tôi di chuyển sang các toa gửi lời chúc mừng năm mới và mừng tuổi cho hành khách trên tàu. Toa tàu vắng khách, ít tiếng nói cười khiến không khí giao thừa trầm lặng hơn.

Đến ghế của người phụ nữ tầm 50 tuổi, tôi chợt khựng lại vì thấy bà đang khóc, đôi mắt đỏ hoe. Tôi lại gần an ủi, hỏi chuyện".

Người phụ nữ này bỗng bật khóc rồi chia sẻ bà vốn sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ Hà Nội. Bà vào TP.HCM lấy chồng được hơn 20 năm. Vì hoàn cảnh khó khăn, bà ít có điều kiện về thăm quê. Ở Hà Nội chỉ còn người mẹ già 80 tuổi.

Năm nào mẹ bà gọi điện vào, bà cũng hứa sẽ về đón Tết với mẹ nhưng những bộn bề, lo toan của cuộc sống cuốn đi khiến bà không thực hiện được lời hứa đó.

Sáng 30 Tết, bà được họ hàng báo, mẹ mình qua đời vì lên cơn đau tim, bà nghe tin vội bắt tàu về ngay trong đêm. Bà nói chỉ ước thời gian quay lại, để mình về đón giao thừa với mẹ 1 lần nhưng điều đó mãi mãi không bao giờ thực hiện được nữa…

Nữ tiếp viên sinh năm 1979 chia sẻ thêm, công việc có giờ giấc bận rộn như vậy nên nhiều tiếp viên trẻ thường khó khăn trong việc tìm hiểu, yêu đương.

“Đi làm nghề này nếu người yêu không hiểu và thông cảm sẽ rất khó chia sẻ vì thời gian làm việc liên tục, làm 30 tiếng, được nghỉ 4 ngày nhưng về đến nhà là mệt mỏi, chỉ muốn ngủ.

Với chị em phụ nữ, nếu lập gia đình rồi phải thực hiện thiên chức làm vợ làm mẹ nên sự vất vả càng tăng lên. Như tôi, sinh con được nghỉ 6 tháng, đi làm trở lại con vẫn chưa cai sữa.

Mỗi chuyến công tác mất hơn 1 ngày, nhiều lúc sữa ra căng tức bầu ngực tôi phải vắt bỏ đi trong khi con ở nhà khát sữa mẹ. Xót xa và thương con lắm nhưng vì công việc chung mình phải gác mọi tâm tư, cảm xúc qua một bên” - chị Thảo tâm sự.

Vẫn theo lời chị Thảo, một số tiếp viên may mắn được se duyên với người trong nghề. “Nhiều trường hợp tiếp viên lấy lái tàu, làm cùng nghề nên họ dễ thông cảm cho nhau nhưng khổ nỗi, chồng với vợ làm khác chuyến. Cứ chồng về thì vợ đi, ngược xuôi khắp trong Nam ngoài Bắc. Thời gian họ ở trên tàu còn nhiều hơn ở với nhau.

Đồng nghiệp của tôi lấy chồng làm lái tàu Thống Nhất. Tôi nhớ họ kết hôn vào dịp cận Tết. Hai vợ chồng cưới xong chủ động xin đi làm luôn, tăng cường cho các chuyến tàu cuối năm.

Mới cưới mà họ chỉ ở bên nhau được vài tiếng, sau đó chú rể lên cơ quan. Vì theo quy định chung của ngành đường sắt, các lái tàu phải ngủ trên cơ quan trước giờ tàu xuất phát 6 tiếng đồng hồ nhằm đảm bảo sức khỏe, tinh thần minh mẫn khi làm nhiệm vụ.

Hai ngày sau, họ cũng chỉ có thời gian 2 tiếng rảnh rỗi gặp nhau", chị Thảo nói.

Tiếng khóc trong đêm khiến nữ tiếp viên hốt hoảng

Chia sẻ về chuyện nghề, chị Lê Thị Tuyết Hạnh (SN 1978, tiếp viên tuyến Vinh - Nghệ An, có thời gian công tác 15 năm) bộc bạch, các tiếp viên ngoài việc đối mặt với áp lực nặng nề về cường độ làm việc, tai nạn tàu hỏa và va chạm đến từ hành khách, họ còn phải kịp thời xử lý nhiều sự cố phát sinh trên tàu. Chị nói: "Cách đây 3 tháng tôi từng giúp 1 trường hợp khách nữ đi tàu bị sàm sỡ”.

giao thua dam nuoc mat cua nguoi dan ba tren chuyen tau cuoi nam

Chị Lê Thị Tuyết Hạnh - nữ tiếp viên tuyến Vinh - Nghệ An. Ảnh: Hạnh Thúy

Theo đó, hành khách nữ mua vé giường nằm từ ga Vinh về Hà Nội, cô gái này cùng phòng vị khách nam quê Hưng Yên. Tàu vắng khách nên trong phòng chỉ có 2 người, thấy cô gái trẻ xinh đẹp, vị khách nam kia giữa đêm có hành động không đàng hoàng với cô. Cô gái hốt hoảng, vùng chạy ra ngoài.

Chị Hạnh nghe thấy tiếng kêu liền chạy lại kiểm tra thì thấy cô gái đang nức nở khóc, chị vội báo cáo với trưởng tàu giải quyết, nhắc nhở vị khách nam kia, đồng thời thu xếp cho cô gái ngủ tạm trong phòng tiếp viên.

giao thua dam nuoc mat cua nguoi dan ba tren chuyen tau cuoi nam

Một nam tiếp viên đang chăm sóc cho hành khách bị ốm trên tàu

"Tôi quan điểm, bước chân lên tàu phải coi hành khách như người thân của mình. Việc hỗ trợ họ trong quá trình đi tàu không chỉ là công việc mà còn là tình cảm giữa con người với nhau. Gặp trường hợp khách ốm đau hay chẳng may sinh con trên tàu các tiếp viên chúng tôi còn kiêm luôn cả nhiệm vụ điều dưỡng, bác sĩ chăm sóc cho họ” - nữ tiếp viên sinh năm 1978 vui vẻ chia sẻ.

Nữ tiếp viên sinh năm 1978 cho biết thêm, việc các hành khách nữ chuyển dạ và sinh con trên tàu xảy ra khá nhiều. Chị kể, cách đây nửa tháng, trên chuyến tàu SE6, một hành khách nữ mang thai mua vé đi từ ga Biên Hòa đến Vinh. Khoảng 7 giờ sáng, khi tàu qua Quảng Bình, bất ngờ sản phụ này đau bụng, có dấu hiệu chuyển dạ.

Tổ tiếp viên tàu SE6 và trưởng tàu đã nhanh chóng chuẩn bị nước ấm, khăn, cồn y tế, giấy và các vật dụng vệ sinh khác... để hỗ trợ sản phụ sinh con. Hơn 1 tiếng vật lộn, có lúc tưởng chừng sản phụ này kiệt sức nhưng may mắn, chị cũng vượt cạn thành công, "mẹ tròn con vuông".

Trong thời gian đợi tàu dừng ở ga gần nhất, đưa sản phụ vào bệnh viện, các tiếp viên đã cắt cử nhau người nấu cháo, người pha sữa... giúp sản phụ hồi sức sau sinh.

"Ngành đường sắt nói chung và đoàn tiếp viên đường sắt nói riêng luôn nỗ lực phục vụ hành khách ngày một tốt hơn. Bản thân tôi luôn mong muốn phục vụ hành khách chu đáo nhất, để mỗi khi đi tàu họ đều cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi và thân thiện" - chị Hạnh nói.

giao thua dam nuoc mat cua nguoi dan ba tren chuyen tau cuoi nam Gặp sự cố với khách, nữ tiếp viên tàu tái mặt

- “Khi thấy tàu bắt đầu chuyển bánh, một người đàn ông chạy ra đòi mở cửa xuống ga. Tuy nhiên theo quy định an ...

giao thua dam nuoc mat cua nguoi dan ba tren chuyen tau cuoi nam Đường sắt chậm tiến độ, trả lãi đúng hẹn: \'Tham rẻ hóa...đắt\'

"Ngay từ đầu chúng ta đã rơi vào một cái bẫy và giờ thì khó thoát được ra" - GS-TSKH Phạm Phố

Ngày đăng: 11:25 | 30/01/2018

/ http://vietnamnet.vn