Nếu kết quả thẩm định được dùng để thay thế cho kết quả gian lận, nếu các “thí sinh” gian lận vẫn được xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH thì phải chăng chúng ta đang xí xóa gian lận trong thi cử?

gian lan thi cu sao lai xi xoa cho su gian doi
Bảng so sánh điểm thi cao của Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La và một số tỉnh, thành khác. Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn.

Kết quả điều tra vụ gian lận thi cử trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình đã được công bố chính thức với những con số choáng váng. 56 thí sinh với 140 bài thi đã bị can thiệp nhằm nâng điểm. Có bài thi đã được nâng tới 9,25 điểm, có thí sinh được nâng 26,45 tổng điểm 3 bài thi.

Một bài thi mà nâng khống tới 9,25 điểm thì hỏi rằng kết quả của bài thi ấy thật sự là bao nhiêu? Và thí sinh ấy có làm bài hay chỉ ngồi cắn bút để chờ điểm số?

3 bài thi mà nâng khống tới 26,45 điểm thì phải chăng việc nâng khống ấy có mục đích rõ ràng là để thí sinh gian dối đủ điểm lọt vào những trường top với tỉ lệ cạnh tranh ở mức khốc liệt?

Cho nên, nói việc “người chịu thiệt thòi đầu tiên là chính các thí sinh này” hay chỉ chuyện “hiệu ứng không tốt với xã hội” là chưa đủ. Các thí sinh ấy không thể vô can, không thể nói không biết trước những điểm số không phải là của mình, không thể trở thành “nạn nhân” cho sự gian dối của chính mình và người lớn.

Còn hiệu ứng không tốt với xã hội ư?

Sự gian lận “làm sai lệch rất lớn kết quả thi” ấy trong thực tế đã tước đoạt cơ hội của những thí sinh trung thực ngay thằng khác. (Xin hãy nhớ lại sự cạnh tranh khốc liệt trong việc xét tuyển ĐH).

Sự gian lận ấy còn làm mất đi bao nhiêu niềm tin vào lẽ công bằng trong một môi trường hàng ngày vẫn đề cao giá trị của trung thực, công bằng.

Nhưng dường như ngay cả cách xử lý của Bộ Giáo dục cũng khó có thể gọi là công bằng

Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục Mai Văn Trinh: “Kết quả chấm thẩm định (các bài thi gian lận) sẽ được sử dụng để thay thế kết quả thi đã công bố vào tháng 7.2018 của các thí sinh liên quan. Kết quả này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và là căn cứ để xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng của các thí sinh”.

Chỉ hủy bỏ kết quả gian lận trong khi vẫn cho phép xét tốt nghiệp, vẫn xét tuyển thì phải chăng giống như việc xí xóa sự gian dối?

Đành rằng các em còn có tương lai phía trước, nhưng sự gian dối ấy không thể xí xóa khi chẳng những nó tạo tiền lệ rất xấu trong việc xử lý gian lận thi cử, vừa tước đoạt cơ hội người khác, vừa làm mất lòng tin xã hội.

Hãy nhìn cách cha ông ta xưa và thế giới ngày nay xử lý với những gian lận trong thi cử để thấy việc xử lý tưởng là nhân đạo ấy thật ra đang làm hại chính nền giáo dục.

gian lan thi cu sao lai xi xoa cho su gian doi Gian lận thi cử: Bao nhiêu thí sinh đỗ trường công an, quân đội?

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an về vụ việc tiêu cực thi cử tại Hòa Bình, có 56 thí sinh với 140 ...

gian lan thi cu sao lai xi xoa cho su gian doi Trường công an sẽ hủy kết quả của thí sinh gian lận điểm ở Hòa Bình

Cục Đào tạo, Bộ Công an, cho biết sẽ rà soát thí sinh trúng tuyển vào các trường công an nhân dân năm 2018, nhằm ...

gian lan thi cu sao lai xi xoa cho su gian doi Sẽ trả lại giảng đường Đại học cho "nạn nhân" sau kết luận điều tra gian lận thi cử?

Khi đã tìm ra những trường hợp được nâng điểm, mong rằng Bộ GD-ĐT sẽ có phương án trả lại công bằng cho những thí ...

Ngày đăng: 10:45 | 16/03/2019

/ Lao động