Danh tính 50 phụ huynh liên quan đến đường dây chạy điểm ở Mỹ đã được công bố công khai. Nhưng tại Việt Nam, danh sách này vẫn đang là một bí mật.
Ngay lập tức, danh tính 50 phụ huynh liên quan đến đường dây chạy điểm này đã được công bố công khai. Nhưng tại Việt Nam, danh sách này vẫn đang là một bí mật.
Cơ quan chức năng đọc lệnh khởi tố bị can đối với đối tượng có sai phạm quy chế thi trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La
Vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình tính đến tháng 3/2019 đã chính thức có kết quả điều tra.
Sau gần 9 tháng, những cán bộ liên quan đến đường dây này dần "lộ sáng" và phải chịu trách nhiệm hình sự. Kết quả rõ ràng, trong đó vi phạm là có ý thức và có tổ chức.
Những người tham gia không chỉ là cán bộ bảo vệ kỳ thi mà còn có sự “nhúng tay” của phụ huynh có con em được nâng điểm. Theo kết quả điều tra ở Hoà Bình, một cán bộ giáo dục đã nhận 550 triệu để sửa điểm cho các thí sinh.
Một đòi hỏi bức thiết dư luận đặt ra, cần phải tiếp tục công khai danh tính phụ huynh, kể cả đó là những quan chức.
“Nhất định phải làm quyết liệt và công khai thì mới đủ sức răn đe và lấy lại niềm tin xã hội”, ông Nguyễn Viết Chức, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội thẳn thắn nhận định.
Điều này cũng được dư luận đồng tình bởi “không có người chạy điểm sẽ không có người can thiệp”. Do vậy, không thể nói phụ huynh vô can.
Và dù “chạy điểm” cho con bằng bất kỳ cách thức nào: bằng tiền, bằng chức vụ, quyền hạn hay mối quan hệ cũng đều phải chịu trách nhiệm.
Ông Chức nhìn nhận lỗi không chỉ nằm ở cán bộ coi thi, chấm thi vì không ai đột nhiên nâng điểm cho những người xa lạ mà còn ở những phụ huynh - những người trực tiếp tác động mua điểm.
Chính người lớn đã can thiệp làm phá hỏng cuộc đời con trẻ. Và, cũng chính người lớn đã khiến cuộc đời con cái mình có thêm một vết nhơ”.
Theo một khảo sát trên VietNamNet, ý kiến đòi "công khai danh tính phụ huynh" cao gấp 3 lần "công khai danh tính thí sinh".
“Muốn xử lý tận cùng vấn đề, không thể không công khai danh tính phụ huynh. Nếu không công bố sẽ không đủ sức răn đe và rất có thể, hiện tượng này sẽ tiếp tục tái diễn các vi phạm trong các kỳ thi tới”, ông Chức khẳng định.
Cơ quan chức năng đọc lệnh khởi tố bà Nguyễn Thanh Nhàn, người nâng sửa điểm bài thi trắc nghiệm
Cũng cùng thời điểm này, nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại về việc danh sách không được công bố, liệu có sự mập mờ nào hay không?
Nhiều vị phụ huynh tại Sơn La còn cho rằng, những phụ huynh trực tiếp chi tiền cho người có trách nhiệm để nâng điểm cho con và gián tiếp gây hại cho người khác nếu không công khai sẽ là một việc làm không minh bạch.
Bởi nếu không rõ ràng trước dư luận, rất có thể người vi phạm vẫn còn nhởn nhơ bên ngoài. Sự “lọt sàng” này sẽ không đủ sức răn đe cho những kỳ thi sau.
“Nếu phụ huynh chủ động hối lộ, ở chừng mực nào đấy cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc công khai danh tính không phải để bôi nhọ mà nhằm nêu gương cho các phụ huynh khác đang manh nha động cơ này”.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ, đại diện Bộ GD-ĐT, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng khẳng định, quan điểm của Bộ trong xử lý vi phạm là không có vùng cấm, không dung túng, xử nghiêm đúng người đúng tội.
Điều này không riêng với bất kỳ ngành nào, nhưng đối với ngành giáo dục, việc xử lý minh bạch, đúng bản chất phạm tội thực sự quan trọng, bởi một sai lầm sẽ gây ra hậu quả trầm trọng về sau.
Để nêu gương và đủ sức răn đe, việc công khai danh tính những người vi phạm là phải làm, nhất là hành vi cố tình sai phạm càng phải xử lý sòng phẳng hơn.
Một sự gian lận của phụ huynh kéo theo hàng loạt những hệ luỵ không chỉ với riêng những thí sinh trượt oan là nạn nhân trong vụ gian lận mà có tác động tiêu cực tới chính con em những phụ huynh gian lận.
Nói như TS Nguyễn Thị Hậu, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn: “Khi cha mẹ cam tâm chạy chọt cơ hội vào đời của con là đang tước đi quyền con được “đứng thẳng” và khiến chúng trở thành người “khuyết tật” về nhân cách”.
Trách nhiệm này, phụ huynh nhất định phải trả giá. Việc công khai danh tính như một hình phạt về tinh thần để lấy lại kỷ cương và sự trung thực trong giáo dục, bởi chỉ cần pha một chút giả dối, niềm tin giáo dục sẽ sụp đổ.
Thuý Nga
Gian lận điểm thi quốc gia là một hình thức tham nhũng
Nhìn một cách sâu xa hơn, vụ việc gian lận điểm thi trong kì thi THPT quốc gia 2018 không đơn giản là chuyện gian ... |
Sơn La trả lại hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung gian lận thi cử
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh vừa đề nghị Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh tiếp tục vụ việc gian lận thi ... |
Vụ gian lận điểm thi: Nhân đạo với ai?
Vụ gian lận điểm thi ở mấy tỉnh Hòa Bình, Hà Giang và Sơn La ngày càng lộ ra những điểm... sáng khủng khiếp. |
Tại sao giấu giếm thí sinh gian lận thi cử?
Hòa Bình có 64 thí sinh được nâng điểm sau khi Bộ GDĐT chấm thẩm định, Sơn La có 44 thí sinh được nâng điểm. ... |
Ngày đăng: 11:16 | 29/03/2019
/