Dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh, thành phố buộc phải thực hiện giãn cách xã hội. Để người lao động có thể tiếp cận được số tiền hỗ trợ, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Văn Thanh cho rằng, cần tăng cường hoạt động đăng ký hồ sơ, thủ tục trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các địa phương.
Hơn 1 triệu lao động đã được hỗ trợ trực tiếp từ gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng |
Đã giải ngân khoảng 6.000 tỷ đồng
Đầu tháng 7, Chính phủ đã ban Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng trị giá 26.000 tỷ đồng. Trả lời về tiến độ triển khai chính sách này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, 12 nhóm chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-CP đã hỗ trợ cho tổng cộng trên 13 triệu người với khoảng 6.000 tỷ đồng.
Các chính sách được triển khai một cách nhanh chóng, đạt được kết quả khả quan và phân thành 3 nhóm lớn: nhóm chính sách về bảo hiểm đến nay đã hỗ trợ cho khoảng 12 triệu người với khoảng 4.400 tỷ đồng; nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đến nay đã hỗ trợ được cho khoảng hơn 1 triệu người với khoảng 1.300 tỷ đồng; nhóm chính sách cho doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc, lương phục hồi sản xuất, đến nay đã cho vay trên 170 tỷ đồng.
Trong 3 nhóm chính sách nêu trên, nhóm chính sách về bảo hiểm hiện đang đạt được tiến độ triển khai tốt nhất với sự thuận lợi trong hồ sơ thủ tục đề nghị cũng như ưu đãi về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (giảm từ mức đóng 0.5% xuống 0%). Tuy nhiên, còn một vài chính sách hỗ trợ đang gặp khó khăn trong công tác triển khai, như chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ.
Điểm mấu chốt của chính sách này là tập trung người lao động lại để đào tạo, nhưng nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội cho nên tạm thời chưa tổ chức triển khai. Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang đôn đốc các địa phương không phải giãn cách khẩn trương tổ chức thực hiện ngay chính sách hỗ trợ đào tạo người lao động để các doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua được những khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngồi nhà vẫn làm thủ tục “online” nhận hỗ trợ
Thừa nhận việc thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân gói 26.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho hay, nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, gặp nhiều trở ngại trong việc làm thủ tục hồ sơ, người dân gặp khó khăn trong việc đi lại để làm thủ tục.
Để gỡ khó, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo đó, thay vì đến làm thủ tục trực tiếp tại các cơ quan hành chính, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 có thể ngồi nhà, truy cập địa chỉ ncovi.dichvucong.gov.vn để tự đăng ký các thủ tục nhận hỗ trợ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục gói an sinh lần 2 góp phần đưa chính sách nhanh nhất tới người thụ hưởng, giúp giảm việc đi lại, tiếp xúc của người dân, doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia cũng như dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm bảo sự minh bạch, công khai. |
Các dịch vụ công liên quan tới Nghị quyết 68/NQ-CP được cung cấp gồm: Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất; Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuế cho doanh nghiệp; Đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất cho cá nhân.
Quy trình thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (gọi tắt là Cổng) đã được đơn giản tối đa, đối tượng đăng nhập và khai, nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng (trừ các thành phần hồ sơ, dữ liệu đã được Cổng kết nối, chia sẻ với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các biểu mẫu sẽ được điện tử hóa).
Dữ liệu này được chuyển đến cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận. Sau khi nhận được xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Cổng có trách nhiệm chuyển hồ sơ trực tuyến của đối tượng đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trên Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách.
Bịt lỗ hổng để ngăn chặn trục lợi
Theo ông Phạm Lương Sơn - Phó tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận tham gia bảo hiểm xã nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đưa toàn bộ 5 dịch vụ công mức độ 4 lên cổng dịch vụ công quốc gia, đây là số dịch vụ tối đa được cung cấp để cho người lao động cũng như người sử dụng lao động có thể tiếp cận nhanh nhất, thuận tiện nhất và thụ hưởng được chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-CP. “Chúng tôi đảm bảo rằng việc xác thực hồ sơ chỉ thực hiện tối đa trong 1 ngày. Có những nơi từ lúc nhận hồ sơ đến lúc trả hồ sơ chỉ trong vòng nửa giờ” - ông Phạm Lương Sơn khẳng định.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục gói an sinh lần 2 góp phần đưa chính sách nhanh nhất tới người thụ hưởng, giúp giảm việc đi lại, tiếp xúc của người dân, doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia cũng như dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm bảo sự minh bạch, công khai.
Còn theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh, qua nhiều lần thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, quan điểm chỉ đạo điều hành của Bộ LĐ-TBXH là cắt giảm tối đa thủ tục và thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà buông lỏng quản lý, tạo lỗ hổng để trục lợi. Ông Lê Văn Thanh đề cao chức năng giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự giám sát của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.
Đề cập đến các giải pháp gỡ vướng trong thực hiện chính sách thời gian tiếp theo, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cơ quan này đang soạn thảo Bộ hỏi - đáp về việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Bộ hỏi - đáp sẽ tập hợp tất cả những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-CP. Người lao động và người sử dụng lao động các địa phương có thể căn cứ vào đây để giải đáp, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thực tế.
Cấp hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ người dân 24 tỉnh, thành phố gặp khó khăn do dịch Covid-19
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ngày 20/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1415/QĐ-TTg cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia ... |
Gói 26.000 tỷ đồng: Hàng rong, quà vặt, buôn chuyến cũng sẽ được hỗ trợ
Cục Thuế Hà Nội vừa có hướng dẫn về điều kiện, thủ tục để hộ kinh doanh được hưởng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng ... |
Ngày đăng: 08:12 | 22/08/2021
/ anninhthudo.vn