Với trên 91% đại biểu nhất trí, tháng 7.2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quản lý phương tiện giao thông, theo đó, Hà Nội cấm xe máy tại các quận từ năm 2030. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các đô thị lớn vì tính kinh tế, tiện lợi và sự phù hợp với điều kiện đường xá. Trong khi, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng hiện có ở Việt Nam chưa đủ phát triển.

giam un tac giao thong can co giai phap cho goc cua van de

Chia sẻ

80% người dân đi xe máy

Theo số liệu thống kê mới nhất của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, dân số trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 xấp xỉ 7,7 triệu người, tăng 1,8% so với năm trước. Trong đó, dân số thành thị là 3,8 triệu người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016.

Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi, tương đương 14 triệu người. Tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận nội thành rất cao cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực về hạ tầng giao thông.

giam un tac giao thong can co giai phap cho goc cua van de
Dân số Hà Nội xấp xỉ 7,7 triệu người

Trong khi đó, quỹ đất dành cho giao thông của Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam khá hạn chế, hệ thống đường xá nhỏ, cũ kỹ và chậm phát triển, khu dân cư sinh sống nhiều ngóc ngách... Đó là những lý do khiến cho tình trạng tắc đường trở nên ngày một trầm trọng hơn và nhu cầu về xe máy vẫn cứ tiếp tục tăng cao.

Giữa tháng 1.2018, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), công bố tổng doanh số bán hàng năm 2017 (tính từ tháng 1.2017 đến hết tháng 12.2017) của 5 thành viên VAMM là 3,3 triệu xe, tăng 4,8% so với năm 2016. Hiện Việt Nam là một trong các thị trường hàng đầu thế giới về tiêu thụ xe máy cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Theo con số thống kê của Phòng CSGT TPHN, có đến 80% người dân di chuyển bằng phương tiện xe máy.

Với nhiều người, chiếc xe máy không chỉ là gia tài đáng giá, mà còn có thể nuôi sống cả gia đình. Họ không chỉ sử dụng xe để di chuyển mà còn sử dụng nó như một công cụ lao động, dùng để vận chuyển người và hàng hóa, giao nhận hàng hóa….

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu (EuroCham), tại Việt Nam, xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại hàng ngày của nhân dân và trở thành lựa chọn kinh tế nhất, thuận tiện và linh hoạt trong giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, có cơ sở hạ tầng kiến trúc điển hình của đường phố hẹp.

Hiện tại và có lẽ 10 năm sau, cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng ở các thành phố lớn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của người dân. Do đó, việc cấm xe máy có thể gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong việc di chuyển và làm ăn của người dân sống ở các thành phố lớn.

Cần có giải pháp cho gốc của vấn đề

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội Ngô Anh Tuấn phân tích, việc dừng hoạt động xe máy tại nội thành không thể gắn với một năm cụ thể mà phải gắn với sự phát triển của giao thông công cộng đến mức nào, gắn với kết quả đạt được về hạ tầng giao thông.

giam un tac giao thong can co giai phap cho goc cua van de
Hạ tầng giao thông phát triển sẽ đào thải các phương tiện giao thông không phù hợp

TS Nguyễn Xuân Thủy (chuyên gia giao thông của ĐH GTVT) phân tích, trong 10-15 năm tới, dự kiến tỷ lệ giao thông công cộng ở Hà Nội mới tăng lên được 20-25%, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đến năm 2030, Hà Nội chưa thể hoàn thành toàn bộ 5 tuyến đường sắt đô thị vì số tiền đầu tư lớn (1-2 tỷ USD mỗi tuyến), xe buýt cũng khó tăng thêm khoảng 1.000 xe, vì vậy nếu hạn chế phương tiện cá nhân thì "người dân không biết đi bằng gì".

Do đó, theo ông Thủy, Hà Nội vẫn nên cho lưu hành xe máy để phục vụ nhu cầu của người dân. Khi giao thông công cộng thuận tiện thì người dân sẽ tự điều chỉnh thói quen đi lại mà không cần cấm.

giam un tac giao thong can co giai phap cho goc cua van de
TS Nguyễn Xuân Thủy (chuyên gia giao thông của ĐH GTVT)

GS.TS Ông Bùi Xuân Cậy (nguyên Trưởng bộ môn Công trình, ĐH Giao thông) chia sẻ: "Ở Thái Lan, Singapore, Đài Loan…. và nhiều thành phố Đông Nam Á khác, họ có hệ thống giao thông và phương tiện giao thông công cộng rất phát triển nhưng họ vẫn không cấm xe máy".

"Chính phủ sẽ quản lý hoặc chỉ cấm những chiếc xe máy lỗi thời gây ô nhiễm không khí như ở Ấn Độ, Chính phủ nước này chỉ cấm xe máy trên 20 năm tuổi và tăng cường nhận thức của người dân về tuân thủ các quy định về giao thông và an toàn giao thông", Đại diện EuroCham cho hay. Hơn nữa, cần phải xem xét các khía cạnh toàn diện bao gồm nhu cầu thực tế của người dân để đề xuất kế hoạch khả thi, giảm thiểu những rối loạn trong cuộc sống và công việc của người dân, đồng thời tránh những hậu quả kinh tế tiêu cực.

Theo ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP), cấm xe máy chưa phải là một giải pháp hay, càng không nên đào bới cải tạo hạ tầng giao thông trong các khu đô thị cũ vì nó quá tốn kém tiền bạc, mất thời gian và gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Chính phủ cần quy hoạch khoa học các khu đô thị vệ tinh, phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng cầu đường trường trạm trước khi xây dựng các tòa cao ốc, chuyển văn phòng làm việc của các sở ban ngành ra khỏi khu đô thị cũ nhằm giảm tải áp lực mật độ dân số lên các khu đô thị cũ. Lúc đó, giao thông đô thị sẽ thông thoáng mà không cần phải dùng đến giải pháp cấm xe máy. Cái gốc của vấn đề là chúng ta cần có một chiến lược quy hoạch đô thị mở và một giải pháp phát triển hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông công cộng đồng bộ.

giam un tac giao thong can co giai phap cho goc cua van de Hình ảnh xấu khủng khiếp trên đại lộ hiện đại nhất Việt Nam

Đường gom đại lộ Thăng Long (đoạn qua phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) ngổn ngang phế liệu xây dựng gây mất an ...

giam un tac giao thong can co giai phap cho goc cua van de Từ chuyện “quái thú” xuyên không 20 tỉnh, thành

Cảnh sát giao thông (CSGT) đã ở đâu khi chiếc xe “quái thú” chở cây cổ thụ trùm kín diện tích mặt đường đi qua ...

Ngày đăng: 10:42 | 03/04/2018

/ https://laodong.vn