Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng.
Khi khách mất xe ở quán cà phê hay quán ăn thì việc giải quyết tranh chấp là vấn đề nan giải (Ảnh minh họa)
Luật sư trả lời:
Với trường hợp nêu trên thì rõ ràng giữa quán cà phê và bạn đã xác lập một hợp đồng gửi giữ tài sản (bằng miệng) dựa vào thói quen, tập quán. Điều đó được thể hiện bằng việc người trông xe của quán đã hướng dẫn, chỉ chỗ để phương tiện mà không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc khách hàng phải tự bảo quản tài sản. Ngoài ra, đó còn là trong các lần trước đến quán và các khách hàng khác cũng được hướng dẫn giống như vậy... Tuy nhiên, nếu bạn bị mất xe tại quán cà phê này thì việc giải quyết tranh chấp sẽ không hề đơn giản.
Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng. Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Khi đã xác lập việc này thì bên gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào (nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn) nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ), trừ trường hợp bất khả kháng.
Ngược lại, bên giữ tài sản phải có các nghĩa vụ: Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
Tiếp đến là thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí. Và sau cùng là phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp bạn bị mất chìa khóa dẫn đến việc mất cắp xe máy thì khi giải quyết vụ việc cần phải xác định lỗi của các bên. Chẳng hạn ngay khi phát hiện bị mất chìa khóa, bạn đã báo cho quán biết nhưng quán vẫn để mất xe thì quán cà phê phải chịu trách nhiệm. Còn nếu bạn để mất chìa khóa xe mà không báo với quán và đó là nguyên nhân dẫn đến mất tài sản thì cần phải xem xét đến lỗi của mỗi bên.
Bởi thực tế khách quan là quán cà phê thường đông người ra vào, người trông xe không thể nhớ hết được khách đến quán và họ chủ yếu quản lý trông giữ tài sản cho khách bằng trực quan. Việc này dẫn đến khi bạn mất chìa khóa tại quán mà người nào đó nhặt được rồi lấy xe của bạn như xe của họ thì việc giám sát, trông giữ phương tiện của quán sẽ rất khó phát hiện.
Mặt khác, thực tế cho thấy khi khách hàng mất xe ở quán cà phê hay quán ăn... thì việc giải quyết tranh chấp luôn là vấn đề nan giải. Do đó, ngay từ đầu bạn phải chứng minh việc bạn gửi xe vào quán là giao dịch hợp pháp, bạn phải tìm và đưa ra các chứng cứ chứng minh bạn có mang xe vào quán, đồng thời quán cũng xác nhận việc này thì bạn mới thuận tiện hơn trong việc giải quyết tranh chấp khi mất tài sản.
Du khách gửi xe ở Quảng Ninh dịp lễ bị “chém đẹp” 50.000/xe
Nhóm khách du lịch gửi xe máy ngay sát cổng chào Công viên Sunworld Hạ Long đã phải trả phí trông giữ đến 50.000 đồng/xe. |
Tiềm ẩn rủi ro từ hàng hóa gửi xe khách
Thùng hàng nào các hãng xe khách cũng nhận nhưng không biết bên trong chứa gì đang là mối rủi ro rất lớn cho hành ... |
Tranh chấp
Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp: |
Ngày đăng: 10:54 | 05/09/2019
/ anninhthudo.vn