Tốc độ tăng trưởng giá trị vốn hoá thị trường Việt Nam giai đoạn 2016-2017 đạt 61%, theo Credit Suisse.

Báo cáo Tài sản toàn cầu (Global Wealth Report) vừa được Credit Suisse công bố cho thấy, giá trị vốn hoá thị trường Việt Nam dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 với tỷ lệ 61%. Tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu Việt Nam tính đến cuối tháng 6 năm nay đạt trên 110 tỷ USD.

Giá trị vốn hoá thị trường Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng thuộc về Áo với 51%. Trong khi đó, mức tăng trưởng giá trị vốn hoá thị trường phổ biến ở hầu hết các quốc gia khác là 20%, chỉ một số ít ghi nhận tăng trưởng âm như Qatar (-10%), Ai Cập, Ukraine (-25%). Những nền kinh tế lớn trên thế giới như Nga, Anh, Mỹ, Nhật Bản… có mức tăng trưởng dao động từ 10-15%.

Ước tính tổng tài sản toàn cầu giai đoạn này đạt 280.000 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm ngoái và là mức tăng mạnh nhất. Dự kiến tài sản toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự như nửa thập kỷ qua và đạt 341.000 tỷ USD vào năm 2022.

Báo cáo của Credit Suisse chỉ ra các yếu tố khiến mức độ giàu có tăng lên ở khắp nơi trên thế giới gồm biến động tích cực về giá tài sản, tỷ giá hối đoái và tài sản phi tài chính. Đáng chú ý nhất là thị trường cổ phiếu phát triển mạnh và tăng trưởng nhảy vọt. Tuy nhiên, điều này được cho là báo hiệu thế giới đang quay trở lại mô hình tăng trưởng trước khủng hoảng.

Riêng tại Việt Nam, trong một hội thảo tổ chức cuối tháng 10, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục đà tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu, hướng tới sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Các cơ sở củng cố cho quan điểm này là kinh tế vĩ mô ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt mức trên 6,7% trong năm nay và được dự báo duy trì ở mức cao cho 5 năm tiếp theo, trong khi lạm phát được kiềm chế dưới mức mục tiêu, tỷ giá tương đối ổn định, mặt bằng lãi suất vốn được duy trì ở mức hợp lý.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý đang dần hoàn thiện, chính phủ cũng thúc đẩy cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước. Dự kiến trong 1-2 năm tới, hàng trăm doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện cổ phần hóa và tham gia niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cung cấp một lượng hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán. Một số sản phẩm mới đã và sắp đưa vào giao dịch như chứng khoán phái sinh với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30, chứng quyền có bảo đảm, trái phiếu chính phủ… làm tăng cơ hội đầu tư và phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở.

Đại gia kín tiếng Vũ Quang Hội thắng cuộc, Đặng Thành Tâm bị loại

Hàng loạt các doanh nghiệp đang tận dụng dòng vốn khổng lồ trong và ngoài nước để thực hiện chiến lược mở rộng quy mô, ...

Công bố thoái vốn nhà nước, giá cổ phiếu gia tăng

Trong tuần này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội đầu ...

Cú chớp nhoáng 1.500 ngàn tỷ trước \'bom tấn\' 400 triệu USD

Hàng loạt các nhà đầu tư bất ngờ nhưng cũng đã kịp tung ngàn tỷ vào kiếm lời trước một cơn địa chấn. Thị trường chứng ...

(https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/gia-tri-von-hoa-thi-truong-viet-nam-tang-manh-nhat-the-gioi-3670806.html)

Ngày đăng: 14:28 | 15/11/2017

/ Theo Phương Đông/VnExpress.net