Dù là anh nhưng Nguyễn Văn Sanh Khanh SN 1963, tự Sanh cụt thua kém xa đứa em sinh sau đẻ muộn Nguyễn Văn Hoàng SN 1964, tự Hoàng phổi và Nguyễn Văn Thâu SN 1977, tự Thâu ròm.
Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 3): Sự độc ác của kẻ nối ngôi tướng cướp
Trong số những đứa con tướng cướp của bà Tám Lũy hung tàn nhất là Nguyễn Văn Tùng, SN 1961. Hắn được đồng nghiệp tặng ... |
Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 2): Lai lịch tướng cướp Trần Văn Rốp
Dân chúng vùng sông nước huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện, lúc sinh thời dù là ... |
Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 1): Thôn nữ xinh đẹp
Những năm sau giải phóng, hầu hết những băng cướp làm mưa làm gió tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé… lần lượt sa lưới ... |
Nếu như Hoàng, Thâu đơn thương độc mã vẫn cầm đầu nhóm cướp có súng hung hãn, năm lần bảy lượt vượt ngục thì Sanh khi không có sự hỗ trợ của đám anh em chỉ là một kẻ trộm cướp vặt vô danh tiểu tốt, là bảo kê cho người khác sai bảo.
Khổ nỗi chẳng bao giờ gã cô độc quá vài tháng. Những đứa em của hắn khi đứa này vào tù, đứa kia được mãn hạn hoặc đã vượt ngục bởi vậy Sanh lại bắt cặp để gây ra những vụ cướp...
Sanh “cụt” là con thứ sáu của bà Tám Lũy. Ngày mới giải phóng, theo lệnh mẹ, gã cùng đám anh em ra đồn lính ở thành Tuy Hạ, Long Thành vơ vét các thứ vũ khí quân dụng về cất giấu, trong đó có một kíp mìn.
Tò mò thế nào gã lại gỡ kíp ra xem, mìn nổ hắn may mắn thoát chết nhưng bị mất ba lóng của ba ngón tay trên bàn tay trái. Sau này khi thành tướng cướp khét tiếng, Sanh được đồng bọn tặng hỗn danh Sanh “cụt”.
Nhắc lại vụ án trước, sau khi bắn chết anh Tiếp, Tùng, Hoàng bị CA tỉnh Đồng Nai truy đuổi gắt gao.
Hoàng “phổi” sống chui lủi ở gần “đại bản doanh” còn kẻ chủ mưu Tùng “sát thủ” trốn ra Cần Giờ sống lẩn lút trong rừng đước, mọi chi phí sinh hoạt đều được bà Tám Lũy bí mật tiếp tế.
Chính vì vậy, nhiều tháng ròng ém quân tại ấp Thị Cầu chờ đợi, cảnh sát vẫn không thấy hai tên cướp xuất đầu lộ diện. Một kế hoạch nhanh chóng được vạch ra, muốn chúng “chui đầu vào rọ” phải làm cho chúng lo lắng.
Nhưng điều khiến những tên cướp máu lạnh này lo lắng chỉ có thể là số vũ khí đang chôn rải rác ở khu Cầu Cháy. Nếu bắt được kẻ biết nơi giấu “hàng”, sót ruột thế nào chúng cũng liên lạc với nhau để tẩu tán số còn lại.
Đối tượng “ Hoàng phổi”, kẻ nối nghiệp em trai hành nghề cướp bóc. Ảnh: TL
Trong một phi vụ đánh lẻ một tên đàn em thân cận đã bị tóm và khai ra “kho” vũ khí của băng cướp gồm 2 khẩu được chôn dưới nền chòi vịt, 2 khẩu thu dưới đống rơm, còn 3 khẩu được bọc kỹ càng trong một thùng sắt giấu trong một cái hốc dưới đáy sông cùng rất nhiều đạn. Từ khi hai thủ lĩnh bị truy nã, những tên lâu la tách ra làm ăn riêng.
Đúng như dự đoán của CQCSĐT, nghe được tin dữ, từ rừng đước, Tùng bắn tin về nhà cho Hoàng khẩn cấp moi khẩu tiểu liên AK và M16 đưa vào Cần Giờ cho hắn cất giữ. Nửa đêm, Hoàng mò về Cầu Cháy hì hục đào bới.
Dưới ánh trăng, “hàng” hiện ra sáng loáng, đầy ắp đạn. Hắn mừng rỡ rú lên ôm cả hai giấu dưới sạp ghe máy nhằm hướng Cần Giờ thẳng tiến.
Chạy gần đến điểm hẹn thì bị ca-nô đội tuần tra của CA TP HCM phát hiện, Hoàng vội quay ghe máy tháo chạy, nhưng chiếc ghe bị ủi vào mép sông.
Tên cướp bị hất tung lên bờ, chưa kịp hoàn hồn đã nghe giọng nói sắc lạnh bên tai: “Hoàng, anh đã bị bắt” đồng thời chiếc còng số 8 bấm kịch vào tay. Chiếc ghe máy của hắn cũng được kéo theo sau, trên ghe còn nguyên hai khẩu tiểu liên.
Khi biết em trai sa lưới, Tùng không dám ẩn náu ở Cần Giờ nữa mà trốn vào nội thành TP HCM. Tuy nhiên lệnh truy nã đặc biệt đã ban hành khắp nơi, ngày 14.3.1983 hắn bị CA TP HCM bắt khi đang nhen nhóm lập lại băng cướp.
Trên đường dẫn giải, dù đang mang còng hắn vẫn nhảy xuống đường định chạy trốn. Đúng lúc ấy một chiếc xe tải từ sau phóng tới, hắn bị tông thẳng, chết không toàn thây, kết thúc cuộc đời đầy rẫy tội ác. Cuối năm 1985 Hoàng “phổi” trở về, Sanh nhảy lên sung sướng. Phút gặp mặt đầu tiên hắn bàn ngay việc phải gây dựng lại băng cướp. Nhưng Hoàng có bản lĩnh gì mà khiến Sanh đặt nhiều kỳ vọng đến vậy? Tùng chết, Hoàng bị kết án 3 năm tù về tội cướp và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, Sang trở thành kẻ vô dụng bơ vơ hành nghề trộm cướp vặt, bảo kê kiếm tiền đắp đổi qua ngày.
Thật ra hắn cũng giống như bao thanh niên khác ngoại trừ khuôn mặt thâm sì, ánh mắt lúc sắc lạnh lúc như vô hồn, con người thì vô cảm. Vì có bệnh khò khè nên được gọi là Hoàng “phổi”.
Từ lúc còn sống, Tùng đã nhận ra bản tính máu lạnh của em trai nên hầu như tất cả các phi vụ làm ăn hắn đều bàn với Hoàng “phổi”.
Sau khi nghe anh trai nói, hắn gật đầu lia lịa ra chừng rất tâm đắc. Tuy nhiên điều khiến gã bận tâm là lâu nay chúng chỉ quen cướp có súng thế nhưng gã đàn em đã dẫn đường cho CA thu gọn cả.
Hai khẩu cuối cùng cũng đã bị tịch thu trong lúc hắn đưa hàng tiếp tế cho Tùng. Sau một hồi đập trán suy tư, Hoàng nhảy phóc xuống giường hét lớn: “Nhớ rồi, vẫn còn một khẩu M16 anh Tư trộm của CA xã Đại Phước chôn trong đìa mà suýt quên béng”.
Đêm hôm đó, hai bóng đen thoăn thoắt đi ra phía đìa hì hục đào bới, chừng 30 phút sau chúng trở vào với khấu M16 trên tay.
Tại Cầu Cháy vào một ngày đầu tháng 3.1986 xuất hiện hai kẻ lạ mặt. Đó là hai tên lưu manh Hồ Văn Đại (SN 1957) và Nguyễn Thành Dư (SN 1958) cùng sống tại ấp Thanh Minh, xã Vĩnh Thanh (Long Thành, Đồng Nai) hành nghề chạy xe ôm.
Nhà nghèo, đông con nhưng lại nghiện cờ bạc. Khổ nỗi là chúng chẳng biết hết những mánh khóe cờ gian bạc lận trên sòng nên lần nào cũng cháy túi. Túng thế chúng cầm luôn chiếc xe cúp; phương tiện làm ăn để mong gỡ gạc nhưng cuối cùng lại bị lột sạch.
Đô nghĩ ngay tới nhà bà Hoa (ấp Phước Lương, Phú Hữu) giàu có thường được nhận tiền quà từ nước ngoài gửi về liền rủ Dư đi cướp để chuộc lại xe.
Dư đồng ý nhưng lo sợ vì không có kinh nghiệm và phương tiện. Cả hai liền bàn nhau tới hợp tác với anh em nhà Tám Lũy cho chắc.
Vừa lúc đang cần tìm “con mồi” và thiếu nhân lực, được hai tên lưu manh dâng miếng ăn tới tận miệng chúng rất mừng. Nhưng với bản lĩnh “cáo già” Hoàng vẫn giữ mặt nghiêm hỏi lại: “Hai anh có chắc sẽ kiếm được mồi ngon không?”
Dư, Đô gật đầu lia lịa tuy nhiên Hoàng, Sanh vẫn yêu cầu phải điều nghiên tình hình cụ thể mới quyết định. Hai ngày sau, bốn tên có cuộc gặp gỡ bàn bạc phương án hành động.
Hoàng phân công Đô, Dư lo một chiếc thuyền máy, còn hai anh em hắn sẽ lo đủ hỏa lực, hẹn đêm 14.3.1986 gặp nhau để xuất phát.
Trong khi hai kẻ lưu manh xuống xã Vĩnh Thanh thuê được chiếc xuồng 6 lá nhà ông Dốc để đi chợ hạt điều thì hai tên tướng cướp cũng mượn được một khẩu AK.
20g ngày 14.3 hai bóng đen áp sát nhà bà Hoa rồi lẹ làng lách người qua cánh cửa khép hờ. Hoàng đứng bên ngoài yểm trợ. Tên Sanh đi thẳng vào trong chĩa thẳng súng vào bốn mẹ con khổ chủ rít lên: “Tất cả nằm úp mặt xuống, kêu cứu bắn chết”.
Nghe tiếng động, mẹ chị Hoa mắt nhắm mắt mở đi ra thì bị Hoàng gí ngay súng vào lưng ra lệnh: “Muốn sống giao hết tiền, vàng ra đây”. Cụ già run cầm cập, líu ríu làm theo lệnh bọn cướp. Chưa đầy 20 phút sau chúng đã có mặt tại chòi vịt kiểm tra chiến lợi phẩm.
Tài sản chúng cướp được gồm: 1 nhẫn 3 chỉ vàng 24K, 1 nhẫn 7 phân vàng 18K, sợi dây chuyền 1 chỉ vàng 18K, đôi bông tai 1 chỉ vàng 24K, một máy cassette trị giá 5 chỉ vàng 24K và số quần áo cùng 1.300 đồng tiền mặt...
Tài sản sau đó được quy đổi hết thành tiền, trừ hết chi phí mỗi tên được chia 10.000 đồng. Riêng tên Hoàng được 13.000 đồng vì có khẩu M16.
Vụ cướp trót lọt, Hoàng nghĩ đến việc phải tăng cường thêm “hỏa lực”.
Hắn liên lạc ngay với Thái (ở xã Đại Phước) nhờ tìm giúp khẩu Colt 45, tiếp đến rủ rê hai đứa bạn cũng là những tên lưu manh từng có tiền án Nguyễn Anh Tuấn và Đào Thanh Tâm vào băng cướp.
Tuấn cung cấp xe đạp làm phương tiện đi lại và giới thiệu luôn nhà chú ruột giàu có của mình ở xã Long Đức để cả nhóm ăn hàng. Đêm 18.4.1986, Hoàng, Tâm, Sanh cầm súng vào uy hiếp hai vợ chồng chủ nhà cướp được một nhẫn vàng và 700 đồng.
Một tuần lễ sau, chúng tiếp tục đột nhập vào nhà chị Ngọc ở ấp Thị Cầu, Đại Phước, khống chế gia chủ và hai người bạn của họ trói lại lột hết nữ trang trên người. Cả hai vụ này mỗi tên kiếm được hơn 2.000đ, riêng Hoàng, Sanh hưởng lợi hơn 4.000đ.
Tất nhiên đây chưa phải là phi vụ cuối cùng của nhóm cướp này vì chỉ mấy ngày sau chúng lại chuẩn bị một vụ cướp rất lớn, hứa hẹn số tiền thu được gấp mười, gấp trăm lần so với số lợi nhuận kiếm được trước đó gộp lại.
Liệu việc làm ăn của chúng có được thuận lợi như trước?
Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 3): Sự độc ác của kẻ nối ngôi tướng cướp
Trong số những đứa con tướng cướp của bà Tám Lũy hung tàn nhất là Nguyễn Văn Tùng, SN 1961. Hắn được đồng nghiệp tặng ... |
Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 2): Lai lịch tướng cướp Trần Văn Rốp
Dân chúng vùng sông nước huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện, lúc sinh thời dù là ... |
Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 1): Thôn nữ xinh đẹp
Những năm sau giải phóng, hầu hết những băng cướp làm mưa làm gió tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé… lần lượt sa lưới ... |
Ngày đăng: 06:00 | 09/01/2018
/ Dân Việt