Chủ đầu tư khẳng định đường Nguyễn Hữu Cảnh sau khi nâng cấp, sửa chữa sẽ hết ngập vì được tăng cường cống thoát nước, cửa xả.
Ngày 3.10, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.Hồ Chí Minh – (chủ đầu tư) cho biết sẽ khởi công công trình sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 - Bình Thạnh) vào ngày 5.10.
Theo ông Ninh, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều dài toàn tuyến gần 3,2km. Dự án sẽ nâng cao độ mặt đường hoảng 500 m bị lún từ 0,5 cm đến 1,2 m, đảm bảo yêu cầu chống ngập, giao thông, hài hòa với các khu dân cư hai bên.
Để thực hiện dự án có khoảng 60/459 cây xanh sẽ bị đốn (sinh trưởng yếu, cụt ngọn), số còn lại được giữ lại, sau khi dự án hoàn thành sẽ bổ sung thêm 130 cây mới.
Ngoài ra, đơn vị thi công cũng cải tạo, xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thảm cỏ, công trình hạ tầng kỹ thuật và sửa chữa một số hạng mục khác dọc tuyến đảm bảo mỹ quan đô thị.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 473 tỉ đồng sử dụng vốn ngân sách thành phố, trong đó chi phí xây dựng 371 tỉ.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh- đoạn gần chân cầu vượt Nguyễn Hữu cảnh ngập như sông mỗi khi mưa lớn. Ảnh: M.Q |
Về việc khi dự án hoàn thành có hết ngập hay không và số phận "siêu máy bơm" chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ ra sao? Ông Ninh cho biết, biết mục tiêu của dự án vừa giải quyết ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh vừa chỉnh trang tuyến đường. Vì vậy, khi công trình hoàn thành, chắc chắn trục đường này không còn ngập vì đã được tăng cường cống thoát nước, cửa xả.
Tuy nhiên, đường Nguyễn Hữu Cảnh được thiết kế trên lưu vực thoát nước nhỏ hơn lưu vực máy bơm ký hợp đồng chống ngập với thành phố nên phần lưu vực còn lại vẫn phải cần máy bơm. "Sau này, khi dự án hoàn thành thành phố có tính toán lại hợp đồng với chủ đầu tư máy bơm hay không thì lại là vấn đề khác" - ông Ninh nói.
Nguyễn Hữu Cảnh được xem là “con đường đau khổ” nhất Sài Gòn khi lún, ngập suốt mười mấy năm qua. Tuyến đường này thi công từ năm 1997 và khi đưa vào khai thác năm 2002 với tổng vốn đầu tư gần 420 tỉ đồng.
Theo kết quả đo đạc của Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng và Cục Giám định, năm 2004, độ lún lớn nhất của đường Nguyễn Hữu Cảnh là gần 60cm. Sang năm 2005, đường lún từ 70-80cm. Kết quả kiểm tra cho thấy có đoạn còn lún hơn 1m. Để giải quyết ngập lụt trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, trước đó thành phố nhiều lần chi hàng chục tỉ đồng để sửa chữa, nâng cấp. |
3 người bị điện giật tử vong trong hẻm ngập triều cường |
Singapore bắt đầu thi hành luật chống tin giả |
Vẫn ngập tại một số tuyến đường TP HCM, người dân đi lại khó khăn |
Ngày đăng: 15:25 | 03/10/2019
/ laodong.vn