Hàng trăm giáo viên hợp đồng Huyện Thanh Oai, Hà Nội đang có nguy cơ mất việc ngay trong tháng 9 tới.
Liên quan đến vụ việc hàng trăm giáo viên hợp đồng viết đơn kêu cứu trước nguy cơ có thể bị sa thải vào tháng 9 tới, ông Nguyễn Tuệ Sơn, Trưởng phòng Nội vụ huyện Thanh Oai, Hà Nội cho biết việc này hoàn toàn không bất ngờ.
Nhiều giáo viên hợp đồng đứng trước cổng UBND huyện Thanh Oai để phản đối quyết định cắt hợp đồng.
Theo đó, ngày 19/7, UBND huyện Thanh Oai ra văn bản số 1020/UBND-NV về việc thực hiện một số nội dung tại Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội.
Để thực hiện, UBND huyện đã ra văn bản thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng với những trường hợp giáo viên khối mầm non, tiểu học và THCS trước đây được UBND huyện ký hợp đồng lao động làm giáo viên và nhân viên tại các trường công lập.
Sau đó, những giáo viên này sẽ chuyển về các trường do hiệu trưởng xem xét, ký hợp đồng theo thẩm quyền. Thời gian thực hiện việc này theo thông báo từ ngày 1/9/2018.
“Việc chấm dứt hợp đồng với một số giáo viên là thực hiện chủ trương chung theo Nghị quyết 39-NQ/TW 2015 về tinh giản biên chế cơ cấu lại đội ngũ cán bộ của Trung ương, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và các quyết định khác nữa của thành phố”, ông Sơn cho hay.
Vị lãnh đạo này cho rằng, về bản chất, sự việc này chỉ là thay đổi chủ thể ký hợp đồng, từ việc giáo viên ký với UBND huyện thì nay chuyển sang thành ký trực tiếp với chủ sử dụng lao động là các trường. Do đó các giáo viên hợp đồng vẫn có cơ hội ký tiếp hợp đồng lao động với các trường nếu có đầy đủ khả năng và trình độ sư phạm phù hợp.
Tuy nhiên, hiện nay, huyện Thanh Oai chỉ thiếu 163 giáo viên, trong khi đó có tới 441 giáo viên hợp đồng, trừ đi số giáo viên biên chế còn thiếu, huyện đang dôi dư khoảng 278 giáo viên hợp đồng.
Trước câu hỏi của phóng viên "tại sao biết số giáo viên vượt mức hạn định, nhưng những năm qua huyện Thanh Oai vẫn tiếp tục ký hợp đồng để dẫn đến việc dôi dư hàng trăm giáo viên?", ông Sơn trả lời: “Việc này là do tồn tại từ trước kia, chúng tôi không phải người trực tiếp làm việc này. Trước kia, qua nhiều kỳ thi tuyển, xét tuyển viên chức, các lao động hợp đồng đã tham dự kỳ thi, có người đỗ, người trượt. Về nguyên tắc, sau kỳ tuyển dụng, các đồng chí không đỗ phải tiến hành thanh lý hợp đồng ngay lập tức. Nhưng các đồng chí ấy lại không làm như vậy nên mới có tồn tại cho đến nay.
Trước mắt, chúng tôi sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên, hiệu trưởng các trường, báo cáo các cấp lãnh đạo để xây dựng đề án giải quyết. Việc giải quyết sẽ bao gồm nhiều nội dung, nhưng trong đó có việc Phòng Nội vụ sẽ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho các giáo viên được ký hợp đồng tại các trường công. Số còn lại cũng khuyến khích các cô ký hợp đồng với những trường tư thục".
Vụ chạy chọt mới được làm giáo viên: Thêm hiệu trưởng "chạy" việc 210 triệu đồng/suất
Vị hiệu trưởng cũng ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) đã nhận 210 triệu đồng để "chạy" việc cho 1 cô giáo làm giáo ... |
GIÁO VIÊN HỢP ĐỒNG, PHẬp PHỒNG CHỖ DẠY (*): Đằng nào cũng chịu thiệt
Vụ việc ký hợp đồng lao động tràn lan dẫn đến dôi dư 578 giáo viên ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk là bài ... |
Giáo viên hợp đồng, phập phồng chỗ dạy: Bài học từ Khánh Hòa
Nhờ công khai, minh bạch trong thi tuyển và tuyển dụng, phân bổ giáo viên hợp lý, tỉnh Khánh Hòa khắc phục được tình trạng ... |
Ngày đăng: 15:19 | 02/08/2018
/ https://vtc.vn