Sóc Trăng chi gần 1 tỷ lắp camera tại nhà cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quyết định này được Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum ký.
Nhà riêng của tất cả 16 cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng được lắp camera với kinh phí gần 982 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách.
Nội dung Quyết định lắp camera cho nhà quan chức |
Quyết định này được Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum ký hôm 23/4.
Tranh cãi
Bạn đọc tên Nguyễn Sinh bày tỏ: “Chúng tôi nghĩ rằng quan cũng như dân, đều cần đảm bảo an ninh. Dân chúng tôi muốn bảo vệ mình thì tự bỏ tiền ra cả, còn quan chức lấy tiền dân lắp camera ở nhà riêng, như thế thấy phản cảm quá?”.
“Quá vô lý. Đặc quyền, đặc lợi, xa dân, lãng phí tiền thuế dân... Tỉnh này vừa có Trưởng đoàn ĐBQH làm đám cưới rình rang cho con trai. Điều đó cũng không nghĩ được hậu quả thì việc lắp camera này các vị làm sao thấu hiểu?”, bạn đọc Quốc Triều nêu trăn trở.
Năm 2018, Sóc Trăng thu ngân sách khoảng 3.700 tỉ đồng, chi gần 9.800 tỉ đồng. Khoản "bội chi" do ngân sách trung ương hỗ trợ.Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện trao đổi với Tuổi Trẻ |
Ở góc độ khác, bạn đọc Hải Yến đặt vấn đề: “Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thừa nhận là nhà riêng thì TƯ có quy chế cho việc này không? Nếu không có quy định được trang bị cho nhà riêng thì tình trạng này có phải là tham nhũng?".
“Vấn đề này phải nhờ UB Kiểm tra TƯ cho ý kiến xem có nằm trong tiêu chuẩn định mức quy định hay không, chớ lắp nhà riêng sao lại dùng ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân?", bạn đọc Trang Huỳnh thắc mắc.
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại ủng hộ việc lắp này, nếu như camera “gánh” thêm nhiệm vụ khác.
“Nếu camera đảm bảo an toàn cho các cán bộ yên tâm công tác, không đi du lịch 'bậy' qua nước ngoài, không tẩu tán tài sản bất chính thì rất đáng hoan nghênh" - bạn đọc Trà Uy nêu quan điểm và cho rằng: Nếu lắp tại nhà riêng không phục vụ lợi ích của nhân dân thì mấy ông chịu khó móc tiền túi trả lại thuế cho dân.
“Camera giám sát hối lộ, chạy chức, chạy quyền luôn thì nên ủng hộ”, bạn đọc Trung Hiếu gợi mở.
Còn bạn đọc Vinh Phạm cho rằng nên để nhân dân theo dõi camera: “Ủng hộ dự án với điều kiện cho phát hình để nhân dân theo dõi xem có trộm đến nhà cán bộ không và nếu có trộm vào thì chúng lấy được bao nhiêu tiền, vàng (nếu có) để công an nhanh chóng thu hồi. Đồng thời canh chừng xem có kẻ xấu nào muốn hãm hại cán bộ bằng cách gài bẫy hối lộ”.
Kỳ lạ quá
Camera lắp cho nhà quan chức để đảm bảo an ninh, phát hiện những nguy hiểm rình rập nhưng việc nguy hiểm cho dân như xăng giả, làm bốc cháy phương tiện của Trịnh Sướng tồn tại trong nhiều năm thì nhiều lãnh đạo lại không thấy.
Trịnh Sướng (thứ tư từ phải qua) chụp ảnh cùng ông Huỳnh Văn Sum (thứ 2, hàng phía sau) |
Trước đó, người ký quyết định lắp camera là ông Huỳnh Văn Sum từng bị cho là dẫn đoàn cán bộ đi Nhật theo lời mời của DN Trịnh Sướng, có ảnh chụp chung với Trịnh Sướng. Người nói ra thông tin trên là Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu. Ngay sau đó, ông Sum bác thông tin này; ông Hiểu bị lãnh đạo tỉnh phê bình vì phát biểu không đúng.
Nêu quan điểm về việc lắp camera ở nhà riêng lãnh đạo, Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng nhận định Sóc Trăng đang tự đặt ra cho mình những “đặc quyền, đặc lợi”.
Việc lắp camera để theo dõi sẽ là vi phạm đời tư nhưng nếu để đảm bảo an ninh thì đó là điều không được phép, không thể chấp nhận được.
So sánh mức giá camera trên thị trường, nhiều bạn đọc cũng đã nhìn thấy sự "vênh" lớn...
“Dự toán chi bình quân 983 triệu cho 16 cán bộ tức là hơn 61 triệu/người. Giá camera loại tốt trên thị trường hiện nay từ 1-2 triệu/cái. Vậy có lãng phí tiền dân quá không?”- bạn đọc Thái Sơn nêu.
Bạn đọc Trần Minh nhận định: “Mức kinh phí này có thể lắp đặt khoảng 100 camera. Không biết giá trị có bị 'bốc lên trời' hay không chứ số cán bộ thường vụ Tỉnh ủy không thể nhiều như vậy".
Thành Huế
Ngày đăng: 11:48 | 29/09/2019
/ vietnamnet.vn