Việc bị can Nguyễn Ngọc Trình được tại ngoại khiến người thân của nạn nhân lo lắng, đối tượng này có thể gây nguy hiểm cho xã hội. 

Xung quanh xôn xao vụ gã bán thịt hại đời bé gái ở vườn chuối được tại ngoại, ngày 16/3, trao đổi với báo Đất Việt, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Văn phòng luật sư Đức Thịnh, Hà Nội) cho biết, Bộ luật tố tụng hình sự có quy định các trường hợp phạm tội cần thiết mới bị bắt.

"Nếu là tội phạm có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù trở xuống thì người ta xét vào tội ít nghiêm trọng. Những tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ vào các điều kiện để bắt tạm giam hay không bắt. Ở đây có 3 dấu hiệu là cần thiết hay không cần thiết phải bắt tạm giam:

Thứ nhất quy định là phải bắt để ngăn chặn người phạm tội ấy có thể lại phạm thêm tội mới, nếu không có cơ sở để đối tượng phạm tội mới thì không phạm phải điều này; thứ 2 là người phạm tội có thể tiêu hủy các tài liệu chứng cứ, cản trở các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, trong trường hợp này lực lượng chức năng mới cần thiết phải bắt; thứ 3, nếu không bắt thì người phạm tội này sẽ bỏ trốn.

Bởi vậy, căn cứ vào 3 dấu hiệu trên, bên cơ quan điều tra có quyền ra lệnh bắt hay không bắt, nếu trong trường hợp không phải bắt tạm giam mà cho tại ngoại thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú". luật sư Tiến cho biết.

ga ban thit hai doi be gai duoc tai ngoai dung luat

Ảnh đối tượng Trình chở cháu Q ra bụi chuối hãm hại do cơ quan công an cung cấp. Ảnh: TPO

Theo luật sư Tiến, trong trường hợp đối tượng khai báo thành thật về sự việc, thuộc tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt tối đa là 5 năm thì không cần thiết phải bắt. Trong trường hợp đối tượng đã từng có tiền án thì phải xem đã được xóa án tích chưa và có tái phạm không. Nếu trường hợp này đối tượng đã được xóa án tích và không tái phạm thì không cần thiết phải bắt.

Có cùng quan điểm trên, cùng ngày, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Intrerla cũng cho rằng, khi cơ quan công an đã khởi tố bị can thì họ có quyền sử dụng biện pháp ngăn chặn đó là tạm giam hoặc không tạm giam. Những biện pháp đó đều được pháp luật cho phép.

"Trong trường hợp này mà cơ quan công an áp dụng biện pháp cho tại ngoại tức là họ đã phải sử dụng biện pháp khác là gia đình bảo lãnh, cấm đi khởi nơi cư trú để đảm bảo cho việc xét xử sau này. Đối với những trường hợp mà tội ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng vẫn có thể áp dụng biện pháp cho tại ngoại, trừ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì lúc đó mới áp dụng biện pháp tạm giam", luật sư Hòe nhấn mạnh.

Như đã đưa tin, vụ việc bé gái V.N.Q (9 tuổi, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) bị đối tượng Nguyễn Trọng Trình (31 tuổi, trú tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ) dâm ô tại vườn chuối gây chảy máu vùng kín, gãy răng hàm, rạn xương, khiến dư luận phẫn nộ.

Sáng ngày 16/3, Trung tá Trần Trí Dũng, Trưởng Công an huyện Chương Mỹ cho biết, cơ quan CSĐT Công an huyện đã khởi tố Trình về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Bị can được công an cho tại ngoại, dùng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Về việc này, Thiếu tá Tống Quang Hiếu, Đội trưởng Đội CSHS - Công an huyện Chương Mỹ - người trực tiếp tham gia điều tra cho hay, đơn vị đã làm đúng theo trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật.

Cũng theo Thiếu tá Hiếu, quá trình điều tra vẫn chưa kết thúc, đơn vị đang chờ kết quả giám định tổn thương từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an để tiếp tục làm rõ vụ việc này.

Về phía cháu bé bị xâm hại, hiện nay cháu đã được gia đình đưa đi thăm khám, điều trị và trở lại học tập bình thường. Gia đình cho biết, buổi tối khi đi ngủ tinh thần cháu vẫn bất ổn vì ám ảnh, khiếp sợ.

ga ban thit hai doi be gai duoc tai ngoai dung luat

Xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi đến rạn xương, gãy răng hàm vẫn được tại ngoại

Dù đã bị khởi tố để điều tra về hành vi xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi đến rạn xương tay, gãy răng ...

ga ban thit hai doi be gai duoc tai ngoai dung luat

Một bé gái tử vong sau bữa ăn sáng tại nhà trẻ tư nhân

Sau bữa ăn sáng tại nhà trẻ, bé gái bất ngờ té xuống nền nhà, sùi bọt mép, da tím tái. Dù được đưa đi ...

Ngày đăng: 16:53 | 17/03/2019

/