Thông tin Facebook trúng thầu gói độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh (EPL) tại 4 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) trong ba mùa giải từ 2019-2022 đã lan truyền từ tháng 7.2018.
Thông tin Facebook trúng thầu gói độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh (EPL) tại 4 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) trong ba mùa giải từ 2019-2022 đã lan truyền từ tháng 7.2018.
Tuy nhiên, đến gần đây, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) mới có văn bản gửi Bộ TT&TT đề nghị tạm thời chưa cấp phép dịch vụ truyền hình OTT cho các đơn vị nước ngoài.
Đặc biệt, VNPayTV đề nghị không cấp phép cho Facebook phát sóng EPL khi không đảm bảo yêu cầu về Luật Cạnh tranh và yêu cầu về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch nội dung Việt hóa bởi một cơ quan báo chí được chỉ định.
Chỉ xét riêng ở góc độ Facebook mua gói độc quyền phát sóng giải EPL thôi cũng cho thấy đã gây bất lợi về cạnh tranh đối với các đài truyền hình trả tiền tại 4 quốc gia vốn dựa vào việc phát sóng các giải thể thao lớn và hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Thị trường bản quyền truyền hình thể thao ngày càng nóng bỏng và xu thế các “đại gia” ở lĩnh vực truyền thông và Internet đang lấn sân thâu tóm đang ngày càng phổ biến. Facebook cho đến thời điểm này vẫn kín tiếng, song một số thông tin từ Thái Lan cho biết Facebook đang liên hệ với một đài truyền hình tại quốc gia này để hợp tác tổ chức bình luận bằng tiếng Thái. Theo một số nguồn tin, có thể Facebook cũng áp dụng phương thức hợp tác này với các nhà đài ở những quốc gia còn lại trong đó có Việt Nam.
Nếu Facebook không chia sẻ bản quyền EPL, các nhà đài sẽ rơi vào thế khó vì mất đi một nội dung/chương trình có sức thu hút thuê bao mạnh mẽ, tuy nhiên ngược lại người dùng Facebook tại Việt Nam có thể được xem giải EPL qua các thiết bị di động hoặc tivi thông minh một cách tiện lợi ở mọi nơi mọi lúc.
Facebook hiện đang có hơn 60 triệu người dùng tại Việt Nam, và nguồn thu từ quảng cáo tại Việt Nam của mạng xã hội này lên đến 235 triệu USD/năm. Động thái Facebook mua bản quyền các giải thể thao lớn được cho rằng không nhằm mục đích kinh doanh lại bản quyền mà nhằm khai thác để thu hút thêm người dùng và quảng cáo thông qua các dịch vụ mới trên Facebook. Và theo đó, người dùng Facebook có thể được xem miễn phí, nhưng bù lại cũng có thể phải xem quảng cáo trên trang nhiều hơn.
Từ năm 2017 trở về trước, khi nhắc tới các mối “đe dọa” đối với truyền hình truyền thống, người ta chỉ tập trung vào YouTube, Amazon hay các mạng cung cấp dịch vụ phim trực tuyến như NetFlix. Bây giờ, Facebook đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này với điểm khởi đầu từ bản quyền truyền hình thể thao thì mối đe dọa đối với các nhà đài càng lớn hơn.
Facebook phát sóng Ngoại Hạng Anh: Tiếp tục nuôi "bong bóng" bản quyền truyền hình
Việc Facebook tham gia cuộc chạy đua với các đài truyền hình giúp giá trị bản quyền giải Ngoại Hạng Anh tiếp tục ổn định ... |
Ai đủ sức ngăn Facebook chiếu trực tiếp Ngoại hạng Anh?
Việc phản đối Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh là bình thường và nên được khuyến khích trên con đường tìm ra giới hạn pháp ... |
Ngày đăng: 14:51 | 24/09/2018
/ https://laodong.vn