Do phía Trung Quốc giải ngân chậm, nên Việt Nam chỉ cần trả tiền lãi cho khoản vay 250 triệu USD tính đến thời điểm tháng 3/2017.
Nếu hợp đồng làm chặt...
Theo văn bản Bộ Tài chính gửi Bộ GTVT và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam thông báo việc trả nợ theo kỳ hạn cho khoản vay 250 triệu USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank) để làm dự án đường sắt tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án tăng lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Thủ tục vay vốn bổ sung đối với phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD, dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 3 nhưng gần đây, phía Trung Quốc mới tiếp tục đồng ý cho vay.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 24/1, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cho biết: "Theo nguyên tắc Ngân hàng làm việc bình thường thì Việt Nam chỉ cần trả khoản tiền lãi đúng thời điểm yêu cầu được giải ngân ghi rõ trong hợp đồng.
Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ
Do Trung Quốc lỡ hẹn, sai hợp đồng nên chúng ta chỉ cần trả lãi cho khoản vay 250 triệu USD từ thời điểm yêu cầu họ cho chúng ta vay và thời điểm yêu cầu được giải ngân là tháng 3/2017, chứ không thể do việc chậm trễ của Trung Quốc mà trả lãi thêm.
Thậm chí, nếu làm hợp đồng chặt chẽ, với lỗi kéo dài việc giải ngân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, thậm chí đền bù thiệt hại cho phía Việt Nam, bởi vì không được giải ngân nên Việt Nam không thi công được, công trình chậm tiến độ kéo dài 3-4 năm, ai chịu trách nhiệm cho việc này, hai bên phải minh bạch cho nhân dân biết.
Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho việc tại sao một hợp đồng như vậy mà lại kéo dài thành 3-4 năm, dẫn đến một công trình vừa đội vốn, vừa kéo dài".
Bên cạnh đó, theo ông Thủy, bản thân ông đã rất nhiều lần nói đến việc, hợp đồng bên Bộ GTVT ký với Trung Quốc có nhiều kẽ hở. Vì thế, phải xem xét trách nhiệm của những người liên quan tới việc ký hợp đồng.
"Hợp đồng đã ký có quá nhiều bất hợp lý nên hai bên đều có thể lợi dụng được. Trung Quốc kéo dài thời gian, đội vốn, còn chúng ta không ai phải chịu trách nhiệm.
Từ việc kéo dài thời gian như vậy khiến cho đồng lãi tăng lên, người dân phải chịu bằng cách nộp thuế, mà sản phẩm dịch vụ giao thông không được sử dụng" - vị chuyên gia phân tích.
Ai chịu trách nhiệm?
Ở góc độ khác, theo ông Thủy, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%), với mức 4% thì cũng khá cao so với thế giới.
Chúng ta chỉ cần tính 4% của 250 triệu USD cũng tương đương với hơn 200 tỷ đồng. Do công trình kéo dài, nếu tính lãi suất của 3-4 năm chỉ cho khoản 250 triệu USD vay thêm cũng lên tới gần 1000 tỷ đồng.
Ông Thủy thẳng thắn: "Theo tôi, phải có người chịu trách nhiệm ở đây. Mức lãi suất vay phải được thương thảo ngay từ đầu, và mức cao là do chúng ta không biết tham khảo.
Rõ ràng tính theo lãi suất thời gian thì bên cho vay càng có lợi. Trong hợp đồng cần nêu rõ nếu vi phạm về thời gian thì phải giảm % chứ không thể giữ mức lãi suất vay ban đầu. Quan trọng là chúng ta có đấu tranh được hay không?
Hợp đồng vay phải đảm bảo tính pháp lý, tính ràng buộc, chịu trách nhiệm theo luật pháp và đảm bảo công bằng, chịu trách nhiệm nếu có vấn đề phát sinh khi thực hiện, phải lường được những điểm phát sinh".
Tóm lại, vị chuyên gia đề xuất: Thứ nhất, quy định rõ nếu thời gian kéo dài vượt quá 6 tháng thì hai bên cùng chịu. Nhưng từ 1 - 2 năm trở lên thì cứ lũy tiến lên, bên cho vay phải chịu trách nhiệm.
Thứ hai, chất lượng công trình không đảm bảo công nghệ lạc hậu, hoạt động không hiệu quả thì bên nhà thầu, bên cho vay phải chịu trách nhiệm, nếu đội vốn quá mức % quy định thì bên nào chịu trách nhiệm cũng cần ghi rõ trong hợp đồng.
Thứ ba, nhiều vấn đề phát sinh khác như an toàn, hiệu quả khai thác, thời gian bảo hành, bên nào cung cấp vật tư, trong hợp đồng phải ràng buộc đầy đủ, chặt chẽ.
"Tôi đã đề nghị rất nhiều lần nếu Trung Quốc chậm 1-2 năm thì chúng ta phải bỏ tiền ra làm trước, vì nó còn cần thiết hơn việc làm đường cao tốc Bắc Nam. Và đã xác định xử lý dứt điểm là phải có người chịu kỷ luật, có người chịu trách nhiệm, sau này mới răn đe được người khác, chứ tiến độ chậm, tiền vốn sẽ chỉ có tăng lên.
Chúng ta đang có một công trình hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp và đã gây thiệt hại nhiều tiền của một cách không hợp lý", ông Thủy đau xót.
Chưa vận hành, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã trả nợ Trung Quốc gần 600 tỉ đồng
Dù vẫn đang chậm tiến độ và chưa thể vận hành, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã trả nợ được 2 ... |
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trả nợ Trung Quốc 650 tỷ mỗi năm
Vay bổ sung 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất khẩu Trung Quốc, Việt Nam phải trả nợ cả gốc lẫn lãi 650 tỷ đồng ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác thương mại từ cuối năm 2018
Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, tiền đã có, đường đã xong, thiết bị đang về nên dự án phải được khai ... |
Ngày đăng: 19:00 | 25/01/2018
/ Theo báo Đất Việt