William Rick Singer, sáng lập viên công ty liên quan đến giáo dục chính là người điều hành đường dây gian lận thi cử đại học lớn nhất lịch sử nước Mỹ.
Các công tố viên liên bang hôm 12/3 cáo buộc 50 người tham gia vào vụ bê bối tuyển sinh đại học rúng động nước Mỹ. Trong đó, các giám đốc điều hành, các ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood, nhà thiết kế thời trang, luật sư cao cấp và giáo sư đại học bị cáo buộc hối lộ để đưa con cái mình vào các trường đại học hàng đầu ở Mỹ.
Cuộc điều tra mở rộng làm dậy sóng dư luận Mỹ. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra sốc khi hay tin các gia đình giàu có dùng tiền để mua suất vào đại học, đẩy con em họ, những đứa trẻ xứng đáng hơn ra khỏi cánh cổng đại học.
Trong cuộc họp báo cách đây hai ngày, các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định đây là bê bối đầu vào đại học lớn nhất từ trước tới nay từng bị truy tố.
Người đứng đầu đường dây gian lận rúng động nước Mỹ William Singer. (Ảnh: CNBC)
Trong số những phụ huynh đối mặt với các cáo buộc trên phải kể tới Felicity Huffman - nữ diễn viên đình đám trong series "Những bà nội hành đồng", Lori Loughlin - nữ diễn viên nổi danh nhờ sitcom Full House của ABC, Douglas Hodge - cựu CEO công ty quản lý quỹ đầu tư Pimco hay Chủ tịch và CEO Hercules Technology Development Capital, Manuel Henriquez.
Nếu bị kết án, họ có thể sẽ phải đối mặt với án tù 20 năm.
Theo cáo trạng, trong hầu hết các trường hợp, những đứa trẻ không hay biết về các khoản hối lộ và hành động gian lận của bố mẹ chúng như làm giả điểm thi, tạo hồ sơ giả để tăng cơ hội nhận vào các trường danh tiếng. Vì vậy, các công tố viên quyết định không buộc tội những đứa trẻ này.
Kẻ cầm đầu đường dây \'chạy\' vào đại học bắt đầu từ năm 2011 này là William Singer. Ông ta là người đứng đầu tổ chức từ thiện The Key Worldwide Foundation và CEO của công ty đào tạo và hướng nghiệp Edge College & Career Network. Vào thời điểm bị bắt, Singer có khoảng 724 khách hàng với doanh thu lên tới 1 triệu USD.
Theo kết quả cuộc điều tra, Key Worldwide Foundation được Singer thành lập vào năm 2012 thực chất là một cơ sở trá hình, trong đó các phụ huynh sẽ gửi tiền trả cho các hoạt động làm giả hồ sơ, hối lộ các trường học dưới danh nghĩa là tiền quyên góp để tránh thuế liên bang.
Với số tiền kiếm được, Singger bằng quan hệ của mình sẽ giúp con em các "khách hàng" có được điểm số cao trong các kỳ thi SAT và ACT hay được nhận vào các trường cao đẳng, đại học mà không có nền tảng thể thao.
Singer đã thừa nhận cáo buộc với các tội danh: âm mưu lừa đảo, âm mưu rửa tiền, âm mưu lừa gạt và cản trở công lý.
Theo tài liệu của tòa án, từ năm 2011 đến năm 2018, các bậc phụ huynh đã chi khoảng 25 triệu USD tiền hối lộ cho huấn luyện viên các trường đại học tạo điều kiện cho con em họ đặc cách theo diện học bổng thể thao, dù không có bất cứ nền tảng nào. Về phần mình, họ được Singer hướng dẫn sử dụng phần mềm chỉnh ảnh để gắp mặt con cái họ vào hình ảnh các vận động viên trên Internet để làm đẹp hồ sơ.
Singer cũng gợi mở cho các bậc cha mẹ đưa học sinh tới thi ở 2 trung tâm mà y móc nối được ở Houston, bang Texas và West Hollywood, bang California. Tại đây, các giám khảo các kỳ thi đầu vào sẽ nhận được khoảng 15.000 - 75.000 USD để sửa những câu trả lời sai hoặc nhờ người khác thi hộ.
Nếu không mua chuộc được giám thị, Singer tư vấn cho các phụ huynh nói dối rằng con họ bị thiểu năng hoặc một khiếm khuyết nào đó để được gia hạn thời gian khi thi.
Theo bản cáo trạng, Singer nói với Gordon Caplan, người đồng sáng lập hãng luật quốc tế Willkie Farr rằng, y thực chất đang tạo ra cửa bên để các gia đình giàu có đưa con vào đại học, trong khi chính những đứa trẻ không hề biết là chúng không đủ tiêu chuẩn để bước chân vào những ngôi trường đó.
"Có một cửa chính để vào, nhưng bạn phải đi vào bằng chính năng lực của mình. Có một cửa bên thông qua sự tiến bộ về thể chế. Nhưng số tiền bỏ ra thì gấp 10 lần mà tôi là người tạo ra cửa bên đó", Singer nói.
Với các cáo buộc được đưa ra, Singer đang phải đối mặt với mức án 65 năm tù giam cùng khoản tiền phạt lên tới 1,25 triệu USD. Đứng trước phiên tòa hôm 12/3, Singer thừa nhận mọi tội lỗi mà mình gây ra. Tuy nhiên, lời hối tội muộn màng không thể khiến dư luận Mỹ nguôi giận.
Gian lận thi cử: Sao lại xí xóa cho sự gian dối?
Nếu kết quả thẩm định được dùng để thay thế cho kết quả gian lận, nếu các “thí sinh” gian lận vẫn được xét tốt ... |
Những vụ gian lận thi cử chấn động nước Mỹ
Là một trong những đứng đầu thế giới về chất lượng giáo dục, nhưng Mỹ cũng chứng kiến những vụ gian lận thi cử đình ... |
Ngày đăng: 08:38 | 15/03/2019
/ https://vtc.vn