Về “bản đồ mới của nước CHND Trung Hoa” đang được các nhà nghiên cứu đặt dấu hỏi rằng, liệu đây là một “phát hiện” thực sự hay chỉ đơn giản là sự bịa đặt nhằm phục vụ cho mục đích phi lý.

Các học giả Trung Quốc gần đây công bố một “bản đồ mới của nước CHND Trung Hoa”, cho rằng tấm bản đồ này có đã lần đầu tiên được công bố năm 1951 và mới được “phát hiện” trong quá trình điều tra rất công phu các tài liệu lưu trữ quốc gia.

Họ còn nói rằng tấm bản đồ này đã làm rõ hơn sự mở rộng chính xác của các yêu sách chính thức của Trung Quốc tại các vùng biển đang tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, liệu đây là một “phát hiện” thực sự hay chỉ đơn giản là sự bịa đặt nhằm phục vụ cho mục đích phi lý của Trung Quốc là độc chiếm vùng biển có vị trí địa chiến lược và kinh tế đặc biệt này?

Sự khác biệt giữa tấm bản đồ mới và các bản đồ mà Trung Quốc từng công bố trước đó là bản đồ mới vẽ đường liền nét cứng mô tả “biên giới quốc gia và ranh giới hành chính vùng”, thay vì các đoạn nét đứt (như được mô tả trong yêu sách đường 9 đoạn hình chữ U của Trung Quốc bao trọn gần như toàn vẹn Biển Đông).

Dù quá trình nghiên cứu điều tra nói trên không được Chính phủ Trung Quốc chính thức xác nhận, nhưng ai cũng biết rằng không gì có thể được tiến hành và công bố bởi giới học giả mà không được phép. Họ cũng không trả lời câu hỏi tấm bản đồ này đã được phát hiện như thế nào. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ nghiêm túc về mức độ chân thực của việc phát hiện tấm bản đồ. Chỉ cần nhìn lại các mánh lới của Trung Quốc nhằm chi phối những gì khu vực muốn thấy là đủ hiểu trò chơi mà Trung Quốc điều khiển đằng sau việc “phát hiện” tấm bản đồ này.

Cựu Giám đốc Ủy ban Tình báo Hỗn hợp của Ấn Độ, từng là phó cố vấn an ninh quốc gia, ông SD Pradhan, đưa ra 6 khía cạnh để suy ngẫm về trò chơi của Trung Quốc.

Thứ nhất, từ 1/4 cuối cùng của thế kỷ 20, Trung Quốc đã cố mở rộng đường biên giới trên biển của mình. Từ những năm 1970, họ đã từng bước cưỡng chiếm các thực thể trên Biển Đông, trước tiên là bằng việc gây chiến chống Việt Nam, sau đó là tận dụng các cơ hội để mua lại các thực thể trên biển. Có một danh sách dài các đảo, bãi cạn và thực thể khác đã nằm dưới sự quản lý của họ thông qua “chiến lược lát cắt Salami”. Thực thể gần đây nhất mà Trung Quốc chiếm đóng là Bãi Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Thứ hai, Trung Quốc đã dùng đến phương sách thay đổi các thực thể địa lý để tuyên bố yêu sách của mình tại Biển Đông. Họ đã “tạo ra các đảo nhân tạo” tại Biển Đông để khẳng định yêu sách trong vùng hình chữ U. (Việc sử dụng cụm từ yêu sách lãnh thổ là nhằm gây hiểu lầm, bởi không thực thể nào trong số này được gọi là đảo theo Công ước luật Biển của LHQ năm 1982). Bên cạnh đó, họ còn quân sự hóa các đảo nhân tạo này để dùng làm các căn cứ quân sự của mình. Trung Quốc trước đây từng ngang nhiên coi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác như của mình. Họ đã đặt dàn khoan 981 trong vùng EEZ của Việt Nam. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đúng khi nói rằng Trung Quốc đang tìm cách biến Biển Đông thành “cái ao nhà mình”.

Thứ ba, bên cạnh các hành động trái phép, Trung Quốc còn tập trung vào tuyên truyền và công bố nhằm đưa ra các yêu sách của mình tại các khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia khác.

Sau khi trình bản đồ với “đường lưỡi bò” lên LHQ năm 2009, Trung Quốc thành lập Tiểu ban định hướng năm 2012 nhằm hướng dẫn, phối hợp và giám sát, giáo dục và tuyên truyền ý thức về bản đồ quốc gia và kiểm soát toàn bộ thị trường bản đồ quốc gia bằng cách phối kết hợp 13 Bộ ngành.

Cuối năm 2012, Trung Quốc ban hành hộ chiếu sinh trắc học với một hình bản đồ Trung Quốc có đường 9 đoạn. Sự việc đã gây phản ứng dữ đội từ các nước láng giềng.

Ngày 1/1/2013, Trung Quốc ban hành một bản đồ mới, lần đầu tiên đánh dấu chi tiết hơn 130 đảo, đá, bãi cạn trên Biển Đông, mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình, nằm trong hình chữ U nói trên. Kể từ đó, họ tuyên truyền rằng các yêu sách của mình dựa trên các thực tế lịch sử, điều bị các nước khác bác bỏ.

Thứ tư, đã có những bản đồ mang tính xác thực hơn, trong đó miêu tả chủ quyền của Trung Quốc chỉ giới hạn ở đại lục. Tấm bản đồ mà Thủ tướng Đức Angela Merkel trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014 trong chuyến thăm Đức của ông Tập đã cho thấy rõ điều này.

Đó là một tấm bản đồ Trung Quốc năm 1735 do một chuyên gia vẽ bản đồ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ và được một nhà xuất bản Đức in ấn. Tấm bản đồ này cho thấy “Toàn bộ Trung Quốc”, gồm mảnh đất hầu hết do người Hán sinh sống, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Manchuria. Các đảo Đài Loan và Hải Nam - sau này là một phần của Trung Hoa hiện đại, vốn trước đây có tranh chấp rất nhiều – được thể hiện bằng một đường ranh giới có màu khác. Tấm bản đồ này cho thấy Trung Quốc đã bành trướng lãnh thổ từ thế kỷ 18.

Còn tiếp

Diệu An

duong chu u lien net o bien dong chieu tro moi cho muc dich phi ly Mỹ: Trung Quốc đưa vũ khí ra Biển Đông nhằm đe dọa các nước láng giềng

Mỹ nhận định việc quân đội Trung Quốc tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông qua hành động triển khai các hệ thống vũ ...

duong chu u lien net o bien dong chieu tro moi cho muc dich phi ly Mỹ sẵn sàng “đối đầu mạnh mẽ” với Trung Quốc ở Biển Đông

Người đứng đầu bộ Quốc phòng Mỹ cho hay những hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông khiến họ nghi ngờ về ...

Ngày đăng: 15:16 | 02/06/2018

/ Vietnamnet