Dư luận tiếp tục có những tranh cãi gay gắt về hình thức kỉ luật học sinh qua sự việc của Trường Lương Thế Vinh. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Trung tâm toán tư duy Pomath cho rằng: Đuổi học, đó là sự thất bại và bất lực của giáo dục.

duoi hoc do la su that bai va bat luc cua giao duc Hiệu trưởng bị tố lạm thu, phụ huynh kéo đến trường đòi trả tiền
duoi hoc do la su that bai va bat luc cua giao duc Dưới mái trường có những con số phi thường đến khó tin
duoi hoc do la su that bai va bat luc cua giao duc
Với tất cả kinh nghiệm được chứng kiến khi học sinh bị đuổi học, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho biết chẳng thể lấy biện pháp đó làm hình phạt đáng giá cho học trò. Ảnh: NVCC

Với nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, PGS.TS Chu Cẩm Thơ đã nhiều lần tiếp xúc với học sinh bị đuổi học. “Lần đầu, tôi được chứng kiến cảnh đuổi học là khi lớp 10. Trong giờ chào cờ, thầy hiệu phó đọc danh sách học sinh đuổi học vì tội đánh nhau. Vốn thói tò mò, tôi đi ra cổng trường xem thế nào. Hóa ra, mấy học sinh đó vẫn không nghỉ học. Họ hút thuốc lá, bám vào cổng trường, chạy ra chạy lại, trêu bảo vệ, còn ném cả gạch vào cổng trường kêu lanh canh. Tôi hỏi: Em tưởng các anh phải ở nhà để kiểm điểm? Mấy người đó cười phá rồi trả lời về nhà để bị đánh chết à. Hết đợt, nhờ người ký hộ cái bản tường trình, thế là lại đi học”, bà Thơ kể chuyện.

Ngày đầu tiên của kỳ thực tập đại học, cô giáo Thơ khi đó đón nhận tin 5 học sinh lớp mình dự kiến chủ nhiệm bị đuổi học với các tội như đánh nhau, trêu cô giáo, học dốt… Khi đó, PGS đã đến nhà từng em để trò chuyện, tìm hiểu tính cách mỗi người. Có em chặn ở cửa bảo: “Cấm cô nói em bị đuổi học. Bố em sẽ đánh chết em đấy”.

Em khác có “máu anh hùng”, thích trêu ghẹo người khác nói: “Em làm việc gì cũng được. Miễn là em không phải giải toán”.

Nắm được tính cách của từng em, cô giáo Thơ quyết định sẽ làm bạn với “đám quỷ” này. Để chơi được với chúng, cô giáo trẻ khi đó còn học chơi game Đế chế, tập hát Ưng Hoàng Phúc giống các bạn...

Cô giáo cũng nghĩ ra cách cho học trò đổi việc tốt lấy điểm toán. Kiểu như không giật tóc bạn, không xé vở thì cũng được khen, được làm trợ giảng cho cô..... Chính vì thế, sau 4 tuần thực tập, không bạn nào bị đuổi. Lớp tăng cả 20 bậc xếp hạng.

Sau mỗi trải nghiệm, PGS.TS Chu Cẩm Thơ nhận ra rằng, ở tuổi cần giám hộ, các em không có khả năng chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Hơn nữa, các em bị đuổi học, hầu hết về nhà cũng chẳng ai quan tâm, giáo dục. Các em chẳng thể tiến bộ chút nào sau những ngày ở nhà tưởng phải ăn năn ấy.

“Với tất cả kinh nghiệm được chứng kiến khi học sinh bị đuổi học, tôi càng tin chẳng thể lấy biện pháp đó làm hình phạt đáng giá cho học trò. Tụi nhỏ ấy, chúng làm ra rất nhiều điều chướng tai, gai mắt, có khi lửa giận bừng bừng khiến ai cũng không chịu nổi. Nhưng chúng là ai chứ. Là trẻ con. Là học sinh. Là người chưa lớn. Rồi chúng sẽ thay đổi. Chúng sẽ hướng thiện, khi nhìn thấy bầu trời mở ra, và có rất nhiều người mỉm cười với chúng”, bà Thơ chia sẻ.

https://laodong.vn/dien-dan/duoi-hoc-do-la-su-that-bai-va-bat-luc-cua-giao-duc-567977.ldo

Ngày đăng: 09:07 | 04/10/2017

/ Huyên Nguyễn/Báo Lao động