Với mục tiêu hạn chế việc chi viện miền Bắc vào miền Nam qua đường Trường Sơn, Quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí thời tiết tối tân.
Vũ khí thời tiết là khái niệm hoàn toàn mới cũng như tối mật được Mỹ sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam. Mang tên mã "Chiến dịch Popeye", kiểu chiến tranh thời tiết này đã được Mỹ liệt vào hàng tuyệt mật và mới được giải mã từ những năm 2000, sau khi Mỹ đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nguồn ảnh: Maiden.
Bắt đầu từ ngày 20.3.1967 và kết thúc vào ngày 5.7.1972, "Chiến dịch Popeye" là loại hình chiến tranh dùng thiên nhiên như một thứ vũ khí hữu hiệu nhằm chống lại đối phương lần đầu tiên được mang ra sử dụng với quy mô lớn nhất từ trước tới nay và cuộc chiến tranh Việt Nam cũng là nơi duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại xuất hiện kiểu chiến tranh này. Nguồn ảnh: Geogra.
Cụ thể, các nhà khoa học của Mỹ đã phát hiện ra rằng việc sử dụng bột nitrate bạc có thể khiến kích thích các đám mây tạo thành mưa xối xả. Cách thức rất đơn giản, các máy bay vận tải của Mỹ sẽ dựa vào thông tin khí tượng thu được từ vệ tinh và bắt đầu rải nitrate bạc vào những đám mây lớn trên khu vực hạ Lào và dọc tuyến đường Trường Sơn, gây mưa xối xả vào giữa mùa khô. Nguồn ảnh: Opsec.
Với khả năng thay đổi thiên nhiên trong tay, Mỹ đã biến mùa khô thành mùa mưa, tạo nên những cơn mưa dài dai dẳng hàng tuần lễ dọc tuyến đường Trường Sơn, biến suối thành sông, biến đường đất thành đầm lầy, làm giảm lưu lượng hàng hóa được phía bộ đội Việt Nam vận chuyển qua đây. Nguồn ảnh: Truth.
Những chiếc máy bay rải bột Nitrate bạc còn khiến lũ từ thượng nguồn đổ về bất ngờ ngay trong mùa khô, khiến bộ đội ta chịu thương vong lớn khi đang tắm hoặc cắm trại quanh khu vực những dòng suối mà đáng lẽ ra, mùa khô nước cao chưa tới đầu gối. Nguồn ảnh: Pagasus.
Việc thực hiện chiến tranh thời tiết và sử dụng vũ khí khí tượng muốn đạt hiệu quả cao cũng vẫn cần tới yếu tố tự nhiên. Cụ thể, muốn một khu vực có mưa thì trước hết ở khu vực đó phải có mây, những đám mây phải đủ lớn và có đủ lượng độ ẩm nhất định mới "bõ" công các máy bay vận tải cõng bột Nitrate lên rải thảm tạo ra mưa. Chính vì vậy, những cơn mưa được tạo ra theo kiểu nhân tạo này cực kỳ khó đoán, rất khó kiểm soát và khi đó phía ta hoàn toàn không hay biết đến khái niệm vũ khí khí tượng mà chỉ cho rằng đó là do thiên nhiên "dở chứng". Nguồn ảnh: Conver.
Có hai cách để phát tán bột Natrite vào không khí, hoặc sử dụng phản ứng hóa học để biến bột Nitrate thành dạng khí, sau đó để loại khí này tự bay lên trên, cách thức này thường kém hiệu quả do phải phụ thuộc vào gió. Hai là sử dụng máy bay, bay trực tiếp vào trong mây rồi bắt đầu rải thảm như rải thuốc diệt cỏ, cách thức này hiệu quả, chính xác và được Mỹ sử dụng nhiều hơn cả. Nguồn ảnh: Discover.
Do đơn giản chỉ là một hợp chất hóa học nên các bình chứa bột Natrate có thể được rải từ bất cứ loại máy bay nào và phi công chỉ nhận lệnh cắt bom ở một tọa độ nào đó chứ cũng không hề hay biết mình đang làm gì nên loại vũ khí khí tượng tối mật này của Mỹ đã được giữ bí mật trong suốt gần 10 năm được sử dụng tại Việt Nam và vài chục năm sau đó đến tận khi Mỹ "tự khai" ra. Nguồn ảnh: Common.
Chính vì chiến dịch này được giữ bí mật ở cấp cao nhất và người trực tiếp ra lệnh là chỉ huy McNamara nên toàn bộ quân đội Mỹ đóng tại Việt Nam cũng như quân đội VNCH cũng không hề hay biết về việc thời tiết đang bị điều khiển bởi chính đồng minh. Những cuộc hành quân quy mô, những hoạt động quân sự được dự kiến sẽ diễn ra trong điều kiện thời tiết khô ráo đã vấp phải rất nhiều khó khăn do khí hậu mưa một cách vô lý vào mùa khô. Nguồn ảnh: Fayett.
Có thể nói, kiểu chiến tranh thời tiết này của Mỹ trên chiến trường Việt Nam đã "làm khổ" cả quân Mỹ và VNCH vì thời tiết không chừa một ai và những đám mây Nitrate bạc có thể gây mưa trên những khu vực rộng hàng chục nghìn kilomet vuông, ảnh hưởng không nhỏ tới những hoạt động của quân đội Mỹ và VNCH nhất là khi hai lực lượng này sử dụng rất nhiều trực thăng và máy bay, hai loại phương tiện phụ thuộc phần nhiều vào thời tiết. Nguồn ảnh: Steam.
Mục đích chính của loại vũ khí khí tượng khi Mỹ sử dụng ở Việt Nam đó là làm ngập các con suối vào mùa khô, tăng lưu lượng dòng chảy khiến việc vượt suối khó khăn hơn dự kiến của quân giải phóng; biến đường đất thành đường bùn lầy, khiến tốc độ chuyển hàng bằng xe tải của quân giải phóng chậm hơn; và cuối cùng, nếu có thể, gây ra sạt lở núi, sạt lở đất đá tạo ra ùn ứ giao thông trên đường mòn Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xét về một khía cạnh nào đó thì việc sử dụng vũ khí thời tiết của Mỹ trong giai đoạn này có phần hiệu quả và gây nên một vài thiệt hại cho phía ta. Tuy nhiên thiệt hại cho phía VNCH và binh lính Mỹ cũng không phải là nhỏ khi mà rất nhiều chiến dịch được Mỹ cùng đồng minh tổ chức trong thời gian này phải hứng chịu thời tiết cực đoan một cách khó lường dẫn đến hậu quả là trực thăng cùng máy bay yểm trợ không thể cất cánh được do thời tiết. Nên nhớ rằng, lúc này Mỹ biết hô mưa, nhưng dừng mưa như thế nào thì Mỹ cũng chịu. Nguồn ảnh: NOAA.
Ngoài ra, việc sử dụng vũ khí thời tiết tạo ra những cơn mưa trái mùa, lũ trái mùa còn ảnh hưởng rất lớn tới thiên nhiên, môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam. Mặc dù chưa có một thống kê chính thức và khoa học nào được các bên công bố nhưng sau cuộc chiến tranh Việt Nam, vũ khí khí tượng chưa một lần nào được Mỹ tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khốn khổ lính quân y Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Thương vong lớn và binh lính quá công tử là nguyên do khiến quân y Mỹ phải hoạt động "hết công suất" trong chiến tranh ... |
Thảm họa tiền đồn của lính Mỹ trong Chiến tranh VN
Qua ống kính của các phóng viên chiến trường Mỹ, ta có thể dễ dàng hình dung về một căn cứ tiền tuyến của Quân ... |
Ngày đăng: 20:20 | 01/03/2019
/ http://danviet.vn