Điều gì sẽ xảy ra nếu như quy định về mức lương tối thiểu bị dỡ bỏ khỏi luật? Có lẽ các nhà máy, các khu CN sẽ không còn công nhân nữa hoặc sẽ xảy ra đình công khắp nơi, khi lương tối thiểu sẽ là cuộc mặc cả bất bình đẳng giữa người cầm tiền và người bán mồ hôi.
Một khu nhà trọ của công nhân. Ảnh: Lao Động |
Lâm là nhân vật trong một phóng sự viết về công nhân trước cách mạng 4.0 của nhà báo Đinh Đức Hoàng. Gia đình cô sống trong căn phòng trọ 10m2, cách KCN Bắc Thăng Long 3 cây số, giá thuê gần một triệu đồng. Phòng trọ nóng bức, chỉ đủ kê chiếc giường cũ, chiếc tủ tôn và một lối đi nhỏ cho 3 người lớn. Những bức tường quét vôi ngấm nước loang lổ. Cô từng thử tìm một chỗ “sạch sẽ hơn”, nhưng không chịu được mức giá một triệu hai.
Bốn người, gồm hai vợ chồng, một con nhỏ và bà ngoại ở quê lên chăm cháu cùng trông vào tổng thu nhập 8 triệu đồng.
Các phép tính trong câu chuyện của họ gồm mì tôm và rau muống. Lâm đo lường giá cả bằng rau muống. Còn Thế - chồng cô - tính toán số tiền đưa vợ nuôi con dựa trên lượng mì tôm anh ăn. Họ hoàn toàn không có tích lũy tài chính.
Câu chuyện cuộc sống chật vật với phép tính mì tôm - rau muống của Lâm có lẽ quá điển hình cho cuộc sống “dưới mức tối thiểu” của hàng chục triệu công nhân. Một thống kê của Công đoàn cho biết, “33% lao động phải chi tiêu tằn tiện, sống kham khổ; 12% thu nhập và tiền lương không đủ sống”.
4 triệu, thu nhập cho một mức sống “dưới âm” hay một cuộc sống “tự ăn thịt mình” khi những khảo sát cho thấy chuẩn của một cuộc sống tối thiểu phải là 5 triệu đồng. Mà đó, dẫu sao vẫn còn là “kết quả” sau những cuộc thương lượng nóng bỏng hằng năm tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia với từng % “điều chỉnh” được đặt lên đặt xuống. Còn là “kết quả” của hàng trăm, hàng ngàn cuộc đình công diễn ra khắp nơi chủ yếu vì nguyên nhân lương/quyền lợi.
Nhưng cuộc sống của Lâm, của hàng chục triệu công nhân sẽ đi về đâu, và phép tính mì tôm - rau muống sẽ còn đến bao giờ nếu quy định về lương tối thiểu bị “dỡ bỏ” - từ dùng trong kiến nghị của một chuyên gia vốn là một Bộ trưởng.
Rất khó lường. Chỉ biết chắc rằng bóc lột sẽ càng tràn lan hơn mà thôi.
Lương tối thiểu như một “cái sàn”, từ dùng của Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - TS Vũ Quang Thọ. Nói đúng hơn, nó như một tấm khiên bảo vệ cuối cùng cho một trong những tầng lớp đói nghèo và thấp cổ bé họng nhất trong xã hội.
Làm sao mà dỡ bỏ nó đi được nếu chỉ vì “tăng lương tối thiểu thêm 50%, người lao động vẫn không đủ sống”, và kể cả khi “tốc độ tăng lương vượt tốc độ tăng NSLĐ”!
(https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-thao-di-tam-khien-chan-cuoi-cung-564847.ldo)
Lương 10 triệu: Vợ chồng công nhân khó sống
20% có tiền lương không đủ sống. Cho nên cứ nói lương tối thiểu tăng cao mà người lao động có đủ sống không. Họ ... |
Lương tối thiểu tăng, lợi nhuận DN giảm, người lao động mất việc nhiều hơn?
Nếu lương tối thiểu tăng cao hơn năng suất lao động kéo dài sẽ bào mòn lợi nhuận của DN, làm suy giảm tích lũy ... |
Ông Trương Đình Tuyển: Việt Nam nên nghiên cứu bỏ lương tối thiểu
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia, Việt Nam đang có tỷ lệ tăng lương tối thiểu cao hơn năng suất lao động. |
Lương tối thiểu "còm" và tăng thuế VAT: Gánh nặng chồng gánh nặng...
Đề xuất tăng thuế VAT của Bộ Tài chính ập đến sau thời điểm Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án tăng lương ... |
Ngày đăng: 06:56 | 16/09/2017
/ Theo Anh Đào/Báo Lao động