Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, khi ông Tất Thành Cang và Ngô Văn Tuấn được bổ nhiệm chức vụ khác mà lại có vi phạm thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Bạn Trần Huy Ánh cho rằng, việc bổ nhiệm lại cán bộ sai lầm sẽ gây hậu quả rất xấu đến xã hội.
Theo bạn Phan Danh Minh, những người đề nghị, ký quyết định bổ nhiệm phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết.
Ông Tất Thành Cang
Đồng quan điểm, theo bạn đọc Lương Ngọc Huỳnh, giá trị của cán bộ được đánh giá bằng tài năng, đạo đức và lòng tin của người dân.
“Những cán bộ không có tài năng mà chỉ có tiềm năng gây nguy hại, nhất là đã bị kỷ luật với tội tham nhũng, cờ bạc... thì không được xếp vào nhóm tài năng và đạo đức cũng như niềm tin nữa. Những ai đề xuất và bổ nhiệm có lẽ cũng có vấn đề không nhỏ về tầm nhìn”, bạn Huỳnh nêu ý kiến.
Bạn Minh Nguyen nhận xét, nếu cứ có bổ nhiệm như thế này thì chẳng ai sợ bị kỷ luật nữa cả.
Bạn Vo Trong đề nghị các cơ quan chức năng nên xem xét lại việc bổ nhiệm này vì cán bộ vừa bị kỷ luật cách các chức vụ, nay lại bố trí lại công việc thì không thuyết phục được dư luận.
“Củi đã cháy rồi nay lại đưa dùng lại” là nhận định của bạn Vo Trong.
Ở góc nhìn khác, bạn Đặng Văn Muôn nêu ý kiến, nếu họ không bị cấm giữ các chức vụ lãnh đạo thì việc bổ nhiệm chức vụ thấp hơn là thoả đáng, tạo cho họ có cơ hội phấn đấu vươn lên.
“Còn cứ quan niệm bị kỷ luật thì không dùng nữa - đó là tư tưởng hẹp hòi”, bạn Muôn nói.
Bạn Quang Vinh cũng cho rằng không nên cứng nhắc, có những trường hợp bị kỷ luật không hẳn do chủ quan của người đó. Có thể xem xét để cho những người như thế có thể quay lại làm quản lý nếu họ có năng lực và trình độ.
Theo bạn Thành, nếu ai nói là kỷ luật rồi vẫn cho cơ hội thì là đúng chứ không sai. Nhưng người đấy phải có thời gian và cống hiến nhất định tại vị trí mới. Còn cấp độ cao thì không nên dùng lại vì người tài không thiếu.
Phải xử lý những ai bổ nhiệm sai
Bạn YenChuong Vo nêu quan điểm, đây là sự yếu kém về công tác cán bộ hiện nay. Nó vừa thể hiện sự không cương quyết trong quá trình chống tham nhũng, vừa thể hiện lợi ích nhóm và không tạo điều kiện cho những cán bộ thế hệ kế cận có cơ hội thực hiện ước mơ của mình.
Ông Ngô Văn Tuấn
Bạn Bùi Văn Tâm đề nghị cần phải xem xét lại vấn đề này thấu đáo hơn. Đảng cần phải quyết liệt hơn mới mong lấy lại lòng tin của người dân.
Bày tỏ không đồng tình với cách bổ nhiệm cán bộ như thế này, bạn Hoa Phạm cho rằng, quy định thời gian 1 năm bổ nhiệm lại là một trong những lỗ hổng để “con voi có thể chui qua lỗ kim”.
Cùng vấn đề này, bạn Phuc bình luận: Thiết nghĩ 20-30 năm công tác rèn giũa, học tập công tác còn dám vi phạm thì 12 tháng chỉ là một đợt nghỉ xả hơi, chẳng có gì bảo đảm đó là thời gian tu dưỡng. Đưa vào bất kỳ vị trí nào đều là tấm gương mờ trước mắt nhân dân mà người dân không còn lòng tin ở họ.
Bạn Vì Nhân Dân kiến nghị, thời gian bổ nhiệm là 5 năm thì khi bị cách chức cũng phải sau 5 năm mới nên xem xét có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại, nếu không đủ thì để họ làm nhân viên.
“Phải đưa vào luật không bổ nhiệm những ai vi phạm nghiêm trọng và xử lý những ai bổ nhiệm sai”, bạn Minh Tâm kiến nghị.
Bị kỷ luật rồi lại bổ nhiệm: Một kiểu "trả ơn"?
Ông Tất Thành Cang và Ngô Văn Tuấn tuy không được ngồi cao ghế lớn như chức vụ trước khi bị kỷ luật, nhưng trong ... |
Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật: Chuyện bình thường hay không nhỉ?
Bổ nhiệm Tất Thành Cang, Ngô Văn Tuấn nguyên phó chủ tịch Thanh Hóa bị kỷ luật là không thỏa đáng. Cần quy định cấm ... |
Bộ trưởng GD&ĐT: Hội đồng kỷ luật trường xử lý xuê xoa sự việc nữ sinh bị đánh hội đồng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị hiệu trưởng, Ban giám hiệu không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi. |
Gần 100 thanh tra xây dựng ở Hà Nội bị kỷ luật
Thời gian qua, Hà Nội đã xử lý 98 cán bộ, công chức và các lao động hợp đồng thuộc lực lượng thanh tra xây ... |
Ngày đăng: 10:58 | 02/04/2019
/