Nếu không chăm sóc đúng cách, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh để điều trị khi chưa rõ nguyên nhân, kể cả các bệnh đơn giản như viêm họng, cảm lạnh, đau mắt đỏ… cũng có thể đẩy con trẻ vào nguy cơ kháng kháng sinh nguy hiểm.

Nếu không chăm sóc đúng cách, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh để điều trị khi chưa rõ nguyên nhân, kể cả các bệnh đơn giản như viêm họng, cảm lạnh, đau mắt đỏ… cũng có thể đẩy con trẻ vào nguy cơ kháng kháng sinh nguy hiểm.

Vì thiếu kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, không nhiều người biết kháng sinh là để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, do đó mới dẫn tới trường hợp có một số nhóm bệnh do virus gây ra có thể tự khỏi đã vội vã “cầu viện” kháng sinh.

Viêm đường hô hấp trên

Là một tổ hợp các bệnh như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi xoang… rất hay gặp khi tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể theo đường mắt, mũi, miệng hay do tiếp xúc trực tiếp như dùng chung đồ vật mà không rửa tay. Các triệu chứng thường thấy là chảy mũi nước trong, đau họng, ho, hắt hơi, sốt nhẹ, người uể oải…Thỉnh thoảng nước mũi có thể đặc, có màu vàng hoặc xanh, tuy nhiên đó không phải là dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn.

90% viêm đường hô hấp trên do virus gây ra với Rhinovirus là loại hay gặp nhất, do đó điều trị với kháng sinh không mang lại hiệu quả. Thông thường triệu chứng sẽ giảm dần và bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 7 - 10 ngày. Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, siro ho hay xịt mũi nếu nước mũi làm bé nghẹt, khó thở để làm giảm triệu chứng giúp bé dễ chịu hơn.

Tiêu chảy cấp

Đây là bệnh lý hay gặp ở trẻ, với triệu chứng đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm đau bụng và sốt. Bệnh cũng chủ yếu do virus gây ra, Một nghiên cứu mẫu phân ở những trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại 16 quốc gia chỉ ra rằng hơn 50% trường hợp là do virus, trong đó Rotavirus chiếm hơn 40% và một số loại vi khuẩn như Shigella, Cryptosporidiumhay E.Coli chỉ chiếm khoảng 4 - 6%.

Tiêu chảy cấp thường giảm dần trong vòng vài ngày, điều trị chủ yếu là bù dịch cho lượng nước mất và dinh dưỡng đầy đủ. Không tùy tiện dùng kháng sinh bởi một nghiên cứu trên Oxford Journal chỉ ra trẻ bị tiêu chảy cấp sử dụng kháng sinh không phù hợp sẽ dễ mắc tiêu chảy lại hơn và khoảng thời gian giữa các đợt tiêu chảy cũng ngắn hơn so với trẻ không được cho sử dụng kháng sinh.

dung khang sinh dung khi tre mac cac benh thuong gap
Dùng kháng sinh không phù hợp có thể làm bệnh tình của trẻ diễn biến nặng hơn

Viêm kết mạc

Hay thường được gọi là đau mắt đỏ. Trong khi viêm kết mạc do vi khuẩn thường chảy dịch như mủ đặc, giới hạn ở một mắt hoặc thỉnh thoảng ở cả hai mắt thì viêm kết mạc do virus thường có dịch nhầy trong kèm với cảm giác bỏng rát, cộm mắt.

Viêm kết mạc do vi khuẩn hay virus đều rất dễ lây, nhất là sau khi tiếp xúc với người bị bệnh mà không rửa tay. Điều trị chủ yếu với thể nhiễm virus cần chú ý giữ sạch mắt với các dung dịch như nước mắt nhân tạo, chườm ấm để làm giảm triệu chứng…Bệnh có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày nhưng thường tự khỏi.

Viêm tai giữa

Đây là bệnh lý hay gặp ở trẻ em, thường theo sau đợt mắc cảm lạnh, có các triệu chứng như đau tai, chảy mủ, chảy dịch từ tai… Theo AAFP - Hiệp hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, nếu không điều trị với kháng sinh, các triệu chứng của viêm tai giữa vẫn có thể tự cải thiện trong 24h đầu tiên sau mắc bệnh ở 60% trẻ, và lên đến 80% trong vòng 3 ngày.

Có thể thực hiện một số điều trị triệu chứng như giảm đau bằng thuốc hay chườm ấm quanh tai bị bệnh.

Nâng cấp hệ miễn dịch cho trẻ

Đặc điểm chung của 4 bệnh lý trên là dễ lây nhiễm từ người này sang người khác bằng cách sử dụng chung đồ vật hay tiếp xúc với người bệnh mà không rửa tay, hoặc đồng nguy cơ do hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, ngoài việc nhận biết bệnh để tránh lạm dụng kháng sinh, phụ huynh chú ý nâng cấp hệ miễn dịch cho con trẻ bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là tăng cường thói quen rửa tay và tắm với xà phòng diệt khuẩn. Có thể cân nhắc những sản phẩm có kết hợp ion bạc vì từ lâu ion bạc đã được công nhận với khả năng kháng khuẩn tuyệt vời. Ion bạc trong nước giúp tiêu diệt 260 loại vi trùng, vi khuẩn, nấm... với nồng độ chỉ 0,1-0,01mg/l, ngoài ra còn an toàn cho người sử dụng.

Thanh Triết

dung khang sinh dung khi tre mac cac benh thuong gap Ba Lan thu hồi hơn 4 triệu quả trứng tồn dư kháng sinh

Cục kiểm dịch Ba Lan đã yêu cầu thu hồi 4,3 triệu quả trứng có tồn dư kháng sinh vào ngày 15/6.

dung khang sinh dung khi tre mac cac benh thuong gap Đường giúp vết thương mau lành ngay cả khi thuốc kháng sinh đã “bó tay”

Đường là chất liệu rẻ, tự nhiên, giúp ngăn cản vi khuẩn phát triển nơi vết thương. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, ...

dung khang sinh dung khi tre mac cac benh thuong gap Phát hiện thuốc kháng sinh giả Zinnat 500 mg tại Hà Nội

Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, Cục Quản lý Dược xác định thuốc mang tên Zinnat 500mg Film Tablet lấy tại Hà Nội là thuốc ...

Ngày đăng: 17:18 | 27/07/2018

/ http://vietnamnet.vn