Thấy hoả hoạn, 2 du khách nước ngoài leo lên sân thượng của nhà bên cạnh, băng qua tầng 3 nhà nghỉ đang bốc cháy. Anh Valeria đã phá cửa kính để cứu hai em bé, ông Jean Christophe cùng người dân đưa được hai em bé ra ngoài.

dung de long tot bi mai mot

Chia sẻ

Anh Jean Christophe (quốc tịch Pháp, áo trắng) kể lại sự việc. Ảnh: N.T

Ngày 2.5, đại diện lãnh đạo quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) tổ chức khen tặng anh Valeria (32 tuổi, quốc tịch Nga) và ông Jean Christophe (46 tuổi, quốc tịch Pháp) vì đã dũng cảm cứu người gặp hoả hoạn.

Khen thưởng là xứng đáng, và qua đó, thể hiện lòng biết ơn, sự thân thiện của người Việt Nam. Và đây cũng là bài học cho chính chúng ta.

Nhiều vụ tai nạn xảy ra, nhiều người xúm vào xem, tò mò, hiếu kỳ, nhưng không mấy ai đứng ra giúp đỡ người bị nạn. Có không ít trường hợp, xem xong, thờ ơ bỏ đi, để người bị nạn không ai cứu giúp.

Nhiều vụ côn đồ ức hiếp người lành, kẻ mạnh doạ nạt người yếu trên đường phố, cả trăm con mắt nhìn, nhưng ít có cánh tay đưa lên. Tinh thần nghĩa hiệp, “giữa đường gặp chuyện bất bằng chẳng tha” đã bị mai một, điều này rất đáng buồn. Văn minh, văn hoá của một cộng đồng được thể hiện ở những điều cụ thể như thế này đây.

Trên báo chí, mạng xã hội đưa nhiều clip, hình ảnh người nước ngoài nhặt rác ở Việt Nam. Như giáo viên James Joseph Kendall, người Mỹ dọn rác trong mương, cống ở Hà Nội, hai người nước ngoài dọn rác ở phủ Tây Hồ, anh Andrew J Smith, người Mỹ dành mỗi ngày một giờ dọn rác ở phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng... Andrew nói: “Tôi làm điều này vì muốn thúc đẩy cộng đồng, để chứng minh cho những người hàng xóm của tôi rằng tôi có trách nhiệm với cộng đồng nơi tôi sống”.

Người nước ngoài, đến Việt Nam, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng nơi họ sống, vậy thì người Việt Nam, đương nhiên phải có trách nhiệm với chính quê hương của mình.

Nhưng không phải ai cũng như vậy, có rất nhiều người không những không nhặt rác mà còn xả rác, họ không thấy xấu hổ khi nhìn những người nước ngoài lội mương, chui cống nhặt rác, họ không thấy cần phải thay đổi nhận thức và hành vi khi chứng kiến những người nước ngoài dọn dẹp những thứ mà họ vứt ra môi trường.

Trở lại chuyện hai người nước ngoài cứu hai em bé trong vụ hỏa hoạn ở Đà Nẵng, ngoài bày tỏ lòng biết ơn, mỗi công dân Việt Nam cùng nhìn vào đó để ứng xử. Nhiều người Việt Nam tốt bụng, can đảm, sẵn sàng ra tay bảo vệ lẽ phải, giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng cũng không ít người ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Một khi lòng tốt bị mai một, thì chính mỗi người chúng ta sẽ là nạn nhân của cái xấu, cái ác và những hiểm nguy khác.

dung de long tot bi mai mot Tặng gà, dọn rác

Lần đầu tiên tôi thấy chiếc túi nylon là năm 1992, khi đang học cấp hai. Bạn cùng lớp “thó” cho tôi một chiếc trong ...

dung de long tot bi mai mot Chàng trai Sài Gòn nuôi ba đứa trẻ nghèo suốt 4 năm

Ở tuổi 25, chàng vũ công Đào Phi Hải đã vừa làm anh, làm thầy, vừa làm cha của 3 em nhỏ Biên Hòa.

dung de long tot bi mai mot Lòng tốt chông chênh

Thời làm cán bộ trong trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tôi chứng kiến nhiều đoàn từ thiện đến rồi đi trong vòng một, ...

Ngày đăng: 08:17 | 03/05/2018

/ https://laodong.vn