Với nền tảng quan hệ mà Bình Nhưỡng-Berlin vẫn lưu giữ trong quá khứ, Đức được cho là sẽ góp phần quan trọng hóa giải căng thẳng Triều Tiên.
| |
Tòa nhà Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin. |
Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin là tòa nhà hình khối màu xám, nằm nổi bật giữa hàng rào cao xung quanh và có vị trí khá đắc địa.
Giữa bối cảnh vụ thử tên lửa châm ngòi thêm căng thẳng với Mỹ, sứ quán Triều Tiên ở nơi đây được trông đợi sẽ là trung tâm hòa giải của châu Âu.
Cuộc đàm phán chính thức với Triều Tiên đã bị đóng băng trong nhiều năm qua và có khả năng sẽ tiếp tục bị đôi bên gác lại, khi chính Tổng thống Donald Trump nói rằng, nỗ lực tiếp cận với chính quyền Kim Jong-un của Ngoại trưởng Rex Tillerson sẽ “chỉ lãng phí thời gian”.
Nhưng với sự đe dọa về một cuộc chiến tiềm tàng ở Đông Bắc Á, một quan chức Chính phủ cao cấp của Berlin cho biết, nước Đức rất muốn trở thành cường quốc tiếp theo tham gia vào trung gian hòa giải cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
Với quan hệ gắn kết trong nhiều thập kỷ, quốc gia dẫn đầu Liên minh châu Âu (EU) muốn những nỗ lực ngoại giao tiếp tục “sống”, theo Bloomberg.
Vai trò của Đức
“Đó là một tình huống đối đầu nguy hiểm với rất nhiều hỏa lực của cả hai bên. Trong hoàn cảnh này, bất kỳ chính trị gia có trách nhiệm nào cũng sẽ cố gắng làm dịu tình hình”, James Hoare, cựu lãnh đạo vụ các vấn đề Bình Nhưỡng của Vương quốc Anh cho hay.
“Thực tế là Đức vẫn duy trì một nền tảng đủ để làm điều gì đó ngay cả khi Đông Đức không còn”, ông nói. “Đức có thể đóng vai trò trung lập tốt hơn so với nhiều nước khác”.
Triều Tiên và Mỹ đang rơi vào bế tắc ngoại giao: Mỹ nói cuộc đàm phán chỉ có thể xảy ra khi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ngược lại, Bình Nhưỡng bác bỏ khi đòi hỏi chính Washington phải từ bỏ thái độ thù địch với nước này trước.
Tiến bộ nhanh chóng trong việc phát triển vũ khí hạt nhân đang trở thành nguy cơ cấp thiết khiến cho Trung Quốc và Nga cũng cố gắng thúc giục Mỹ và Triều Tiên hướng tới đối thoại.
Bối cảnh hiện tại vẫn đang cần một trung gian để khỏa lấp các kẽ hở khác nhau và Đức được cho là có thể làm được điều này.
| |
Mỗi lần Triều Tiên thử tên lửa lại gây chấn động thế giới (Ảnh minh họa) |
Cường quốc châu Âu này hiểu rằng, họ phải ngăn chặn nguy cơ đụng độ hạt nhân xảy ra, với lý do bảo vệ lợi ích chính trị và kinh tế sống còn để tiếp tục là nước xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới.
Một cuộc xung đột vũ trang “sẽ gần như trở thành một thảm họa về kinh tế đối với chúng ta”, Volker Stanzel, cựu đại sứ Đức tại Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Hơn thế nữa, “đó còn là câu hỏi về trật tự quốc tế hiện tại”. Thậm chí ngay cả khi Đức và EU không có nhiều đòn bẩy với Triều Tiên, “đó cũng không phải lý do nên giữ im lặng. Chúng ta nên nói chuyện với những quốc gia có tác động lớn khác như Trung Quốc, Mỹ, Nga”, ông nói thêm.
Hồi tháng 9, Thủ tướng Angela Merkel nói cuộc đàm phán 6 bên về thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể là một mô hình để đối phó với cuộc đối đầu, Mỹ-Triều Tiên.Triều Tiên và Đông Đức từng là hai quốc gia gần gũi trong quá khứ khi cùng có chung lý tưởng về xây dựng, phát triển đất nước. Thời gian sau này, Bình Nhưỡng vẫn tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ ngoại giao với Berlin và ngỏ ý được giúp đỡ và viện trợ.
“Châu Âu và Đức nói riêng, nên sẵn sàng có một phần tích cực trong đó”, bà Merkel nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung.
12 năm nắm quyền của bà Merkel đã cho thấy một nước Đức không chỉ vươn tầm ảnh hưởng về kinh tế. Đi xa hơn, Berlin đã có mặt trong đàm phán hạt nhân với Iran, cùng với Trung Quốc kêu gọi cho thương mại tự do, toàn cầu hóa và đóng một vai trò chủ đạo trong chính sách phương Tây với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Triều Tiên cung cấp một cơ hội rõ ràng hơn cho giới lãnh đạo Đức trong mục tiêu trở thành quốc gia tích cực hơn đối với các vấn đề toàn cầu - cựu Đại sứ Đức tại Mỹ Wolfgang Ischinger, nêu quan điểm.
“ Bà Merkel cảm thấy rằng cộng đồng quốc tế mong đợi nhiều hơn từ Đức - như một quốc gia dẫn đầu trong khối”, ông nói.
Lập trường của Đức
Lập trường chính thức của Đức về Triều Tiên là tương đồng với Mỹ: “Chúng tôi đồng ý rằng áp lực đối với Triều Tiên phải được tăng lên”, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đức Rainer Breul nói với các phóng viên tại Berlin hôm 2/12. “Bình Nhưỡng phải quay trở lại bàn đàm phán”.
Dù cho được đánh giá cao về quan hệ trong quá khứ, ngoại giao vẫn có những giới hạn khiến mục tiêu không thể thành công dễ dàng. Trên thực tế, Thụy Điển và Na Uy là hai quốc gia có thiết lập quan hệ khăng khít với Bình Nhưỡng nhưng họ không mang đến hiệu quả đáng chú ý nào.
Trong khi uy tín của Đức được đánh giá cao, bất kỳ nỗ lực đối thoại nào với Bình Nhưỡng cũng vẫn bị đánh giá là khó khả thi, kể từ khi Triều Tiên tuyên bố không muốn ai hòa giải hoặc làm trung gian đàm phán với Mỹ, theo một quan chức Chính phủ Hàn Quốc.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Đức Ludger Volmer cho rằng, nếu trở lại vào những năm 2000 khi Bình Nhưỡng cử một phái đoàn ngoại giao tới chủ động tìm đến quan hệ với Đức, cơ hội sẽ lớn hơn bây giờ rất nhiều.
Về cơ bản, Berlin có sẵn vị thế để kêu gọi một cuộc đàm phán trung gian nhằm xuống thang căng thẳng. Tuy nhiên, Volmer đánh giá, châu Âu đang thiếu đi những đòn bẩy cần thiết.
“Tôi không nghĩ có thể khiến Triều Tiên khuất phục bằng lệnh trừng phạt. Bạn phải nói chuyện với họ, không chỉ là về trừng phạt mà còn cả về viện trợ nhiều hơn nữa”.
Chính quyền của bà Merkel đang được kêu gọi tham gia nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng Đông Bắc Á. “Không nên cứ để mặc cho một cuộc đấu khó lường giữa Trump và Kim Jong-un diễn ra”, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Đức kết luận.
Hàn Quốc triển khai biệt đội ám sát sớm hơn dự kiến Báo The Korea Times hôm 3-12 cho biết quân đội Hàn Quốc đã khởi động một lực lượng đặc biệt nhằm lật đổ nhà lãnh ... |
Kim Jong-un phái tướng sừng sỏ tới biên giới Triều Tiên làm gì? Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây phái ông Ri Myong-su, Tổng tham mưu của Quân đội nhân dân Triều Tiên tới thị ... |
Ngày đăng: 11:15 | 05/12/2017
/ nguoiduatin.vn