Chính phủ Đức đang đối mặt với những lời kêu gọi ngưng xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nổi lên những bản tin nói rằng các xe tăng Leopard do Đức sản xuất đang được dùng trong cuộc tấn công lực lượng người Kurd YPG ở Syria
Theo BBC, một số chính trị gia Đức đã yêu cầu bất cứ thỏa thuận nâng cấp xe tăng nào (cho ) cũng phải ngưng lại.
Xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất. Ảnh: Xinhua |
Lực lượng do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu đã khởi xướng một cuộc tấn công vào khu vực phía Tây Bắc Syria hôm 20-1. Diễn biến này nổ ra chỉ vài tuần sau khi ngoại trưởng hai nước còn thề thốt cải thiện quan hệ song phương.
Quan hệ giữa hai nước thành viên NATO này đã xấu đi một cách kịch tính trong những năm gần đây.
Những thông tin nổi lên hôm 19-1 cho thấy Berlin có vẻ như sắp sửa thông qua yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhà sản xuất quân sự Rheinmetall của Đức nâng cấp mẫu xe tăng Leopard 2 để chống chịu chất nổ tốt hơn.
Mẫu xe tăng này được cho là đang được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc phòng suy đoán trên truyền thông Đức rằng những bức ảnh gần đây từ chiến dịch "Nhành Ô-liu" của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria cho thấy chúng được dùng để chống lại các lực lượng người Kurd.
Các chính trị gia ở cả cánh tả và cánh hữu ở Đức đều lên tiếng đề nghị chính phủ làm rõ lập trường về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Afrin, Bắc Syria những ngày qua.
Ông Norbert Roettgen, thành viên của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, đồng thời là chủ tịch ủy ban đối ngoại nghị viện, nói rằng điều hiển nhiên là Đức không nên phê duyệt việc nâng cấp xe tăng lúc này.
Trong khi đó, nghị sĩ đảng Xanh Agnieszka Brugger cho rằng tình hình hiện này nên là lời cảnh tỉnh đối với chính phủ Đức.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm 22-1 nói rằng ông sẽ gọi cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ để bày tỏ lo ngại về tác động nhân đạo của cuộc tấn công ở Afrin.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thề sẽ dẹp hết lực lượng Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd đang kiểm soát vùng Afrin và hơn 400km biên giới phía Bắc Syria.
Hôm 23-1, Liên Hiệp Quốc cho biết ước tính 5.000 người đã mất nơi ở cho tới nay trong cuộc đụng độ ở vùng Afrin.
Theo Reuters, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày cho biết đã tiêu diệt ít nhất 260 tay súng người Kurd và IS trong chiến dịch 4 ngày qua vào vùng Afrin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch sẽ nêu cao quan ngại với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc điện đàm dự kiến trong ngày 24-1 về chiến dịch chống lực lượng người Kurd YPG do Mỹ hậu thuẫn ở Afrin.
Nga - Mỹ khó xử vì Thổ Nhĩ Kỳ
Giới chức Mỹ vừa bày tỏ lo ngại cũng như kêu gọi sự kiềm chế sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân ... |
Syria: Hé lộ thỏa thuận của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong hoạt động chống người Kurd
Thổ Nhĩ Kỳ đã có thỏa thuận với Nga về việc triển khai các hoạt động quân sự chống lại lực lượng người Kurd ở ... |
Thổ Nhĩ Kỳ thề không lùi bước trong chiến dịch tấn công người Kurd
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói "Nga ủng hộ" đợt tấn công người Kurd ở Afrin, Syria, và Ankara sẽ không lùi bước trong chiến dịch ... |
Ngày đăng: 11:20 | 24/01/2018
/ http://nld.com.vn