4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách , nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa  muốn trở về cống hiến".

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cho biết: "Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách thu hút nhân tài, trong đó có việc cấp học bổng để tuyển chọn người có năng lực đi du học. Ví dụ, chính sách đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được Chính phủ ban hành đầu tiên theo Quyết định số 599 QĐ/TTg ngày 17.4.2013 với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cao trình độ thạc sĩ cho các cơ quan đơn vị nhà nước với số lượng đề ra là 1.650 người, và sau đó được thay bằng Quyết định 89/QĐ-TTg 2019.

Tuy nhiên, đến nay đã có 6 năm đề án này được triển khai nhưng hiệu quả và tính khả thi của nó thì chưa một báo cáo nào công khai. Trong khi thực tế cho thấy không ít người được đưa đi đào tạo bằng ngân sách nhà nước, bằng tiền đóng góp của nhân dân, lại không trở về nước như cam kết mà tìm cách ở lại nước ngoài".

Ông Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia)  

Phải chăng chính sách quản lý đối tượng này bị buông lỏng, hay lý do nào khác khiến những người đã được đào tạo ở quốc gia phát triển không muốn quay về, thưa ông?

- Kinh nghiệm cá nhân tôi, một người đang học ở nước ngoài, tôi đã chứng kiến khá nhiều trường hợp đi học theo ngân sách nhà nước dù họ có chức vị và có hướng phát triển tốt trong tương lai nếu quay trở về. Nhưng họ không lựa chọn con đường đó. Họ tìm cách chạy chọt, thậm chí trả lại chi phí được đào tạo cho nhà nước để tìm con đường ở lại.

Lý do được đưa ra thì có muôn vàn, như cho tương lai của con, hay cuộc sống nước ngoài văn minh, lương thưởng xứng đáng với sức lao động, có điều kiện phát huy năng lực bản thân, chế độ an sinh tốt..., dù họ biết rằng để thành công và đạt được những thành tựu ở nước ngoài, cái giá phải trả không hề nhỏ. Và họ chấp nhận đánh đổi để ở lại.

Vậy trong số bạn bè của ông, có ai đi du học bằng ngân sách, sau đó trở về nước làm việc và bây giờ họ đang ra sao?

- Đương nhiên, trong số bạn bè của tôi, hoặc tôi quen biết, nhiều người ở lại và có không ít người đã trở về. Có người tốt nghiệp tiến sĩ ở trường top 10 của Úc, top 200 thế giới nhưng về Việt Nam họ cũng không khác gì với các tiến sĩ trong nước, dù các công trình nghiên cứu của họ được xuất bản ở những tạp chí khoa học danh tiếng và được thế giới công nhận.

Tức là lương của họ cũng nhân theo hệ số, công việc thì sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về. Các quan điểm hay đề xuất đưa ra thường bị bác bỏ theo cách này hay cách kia, dẫn đến tập thể cho mình là khác người, rồi dần dần họ bị cô lập trong môi trường đó. Cạnh tranh học thuật không có.

Những phàn nàn chung của họ là không có môi trường học thuật để phát triển, bè phái, dẫn đến mâu thuẫn trong chuyên môn. Nhiều bạn tôi đã phải cố ở lại làm việc cho đủ quy định rồi tìm cách xin bỏ cơ quan nhà nước để ra ngoài làm cho các tập đoàn tư nhân vì không bị mai một chuyên môn và được đối đãi trọng dụng tốt hơn.

Theo ông điều gì là quan trọng nhất để giữ chân người tài ngoài việc đầu tư tiền tỉ để đưa họ ra nước ngoài học như hiện nay?

- Chúng ta có cơ chế chính sách ở vĩ mô khá tốt, nhưng khi thực thi ở các đia phương thì có nhiều bất cập. Chúng ta mới tìm cách đưa đi nhưng lại chưa có giải pháp dụng họ khi trở về.

Đây là một kiểu đầu tư mà không quan tâm đến thu hồi vốn. Cho đi tràn lan theo kiểu cho đủ chỉ tiêu không cần quan tâm đến việc khai thác và sử dụng họ thế nào để phát huy năng lực, để họ phục vụ lại cho đơn vị, tổ chức của mình. Vì vậy người được đưa đi đào tạo cũng không thấy phải có trách nhiệm với chính tổ chức hay đơn vị đã cử mình đi học.

Tôi cho rằng quan trọng nhất là cho họ thấy trách nhiệm, giá trị của họ.

Hơn tất thảy phải đặt họ đúng vị trí để có thể phát huy được năng lực của mình. Không gì quý giá hơn được phụng sự cho đất nước nhưng điều quan trọng hơn là ai thật sự cần họ? Môi trường làm việc có giúp họ phát huy khả năng? Chế độ lương thưởng và chính sách đãi ngộ có tương xứng? Tất cả những câu hỏi đó là điều trăn trở không phải của riêng ai.

 - Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Đặng Chung  15/12/2019 | 10:03

Hàng loạt dự án BOT dính phốt, Thống đốc Lê Minh Hưng lo ngân hàng khó thu hồi vốn vay

Báo cáo với Quốc hội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, cho biết tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm gần 10%, mặt bằng ...

VTC thu hồi vốn mua bản quyền ASIAD 18 nhờ Olympic Việt Nam

Theo công bố của VTC, toàn bộ 35 phút dành cho quảng cáo ở trận bán kết đã được nhà đài bán hết và thu ...

Tín dụng đen giăng bẫy dân nghèo: Điểm tựa của người "khát" vốn

Các chương trình, dự án cho vay của nhiều tổ chức, hội đoàn đã giúp người nghèo tránh sa vào bẫy tín dụng đen

Ngày đăng: 15:14 | 15/12/2019

/ laodong.vn