“Quảng Nam đã và đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch xanh, du lịch vùng nông thôn, đặc biệt tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương” - ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam chia sẻ với NTNN.
Khách du lịch tham quan làng rau Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Ảnh: T.H
Ông Hồ Tấn Cường cho biết, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, nổi bật là 2 di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và đường bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp như: Hà My, Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh, Kỳ Hà, Bãi Rạng...
Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có 360 di tích và danh thắng, những giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của cư dân miền biển, đồng bằng, miền núi thể hiện sự đa dạng về văn hóa của 5 dân tộc chính cư trú trên địa bàn.
Điều này giúp giải quyết bài toán cân bằng giữa phát triển và bảo tồn các di sản và nhiều tài nguyên du lịch khác...
Du khách nước ngoài được trải nghiệm cảm giác làm nông dân ở Hội An. (Ảnh: Trương Hồng)
Sản phẩm nông nghiệp được phát triển và quảng bá đến du khách như thế nào?
- Các sản phẩm du lịch nông nghiệp với hoạt động tham quan, trải nghiệm ở các làng quê, làng nghề, nông thôn Quảng Nam như chương trình trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở Làng rau Trà Quế (Hội An), Làng gốm Thanh Hà (Hội An), Làng rau An Mỹ (Hội An), Làng rau Thanh Đông (Hội An), Làng chài (Cù Lao Chàm - Hội An), Làng bắp Cẩm Nam (Hội An), Làng trái cây Đại Bình (Nông Sơn)…
Những chương trình du lịch này giúp du khách được hòa vào cuộc sống thực tại của người dân, được xới đất trồng rau, tưới nước... Làng rau Trà Quế (Hội An) là sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc sắc của du lịch Quảng Nam gần 10 năm qua, mỗi năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan.
Du lịch nông nghiệp ở Quảng Nam còn được xây dựng và phát triển ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh với các chương trình tham quan, tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia biểu diễn văn nghệ cùng người dân tộc bản địa, xem trình diễn âm nhạc truyền thống, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu các nghề dệt thổ cẩm truyền thống…
Đây là những sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, mang đến một nét độc đáo mới cho du lịch Quảng Nam với các điểm: Làng du lịch Pơning (Tây Giang), làng du lịch Bho Hoong (Đông Giang), Làng Du lịch cộng đồng Cơ Tu (Nam Giang)…
Những chủ trương, chính sách cụ thể của tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp trong gian tới là gì, thưa ông?
- Thời gian qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng lao động. Qua đó chúng tôi tạo dựng được thương hiệu Du lịch Quảng Nam mà nổi bật là Hội An, Mỹ Sơn.
Nhờ vào đó, năm 2017, Quảng Nam đã đón được gần 6 triệu lượt khách, tăng 85,1% so với cùng kỳ năm 2007; thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng.
Năm 2015, tỉnh Quảng Nam cũng đã xây dựng chiến lược về du lịch nông thôn tỉnh Quảng Nam, góp phần định hướng phát triển du lịch nông nghiệp đạt hiệu quả hơn; tỉnh cũng đã ban hành Đề án “Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020”.
Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, chúng tôi đã xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp phù hợp với xu hướng khám phá, trải nghiệm của khách du lịch hiện nay”, ông Hồ Tấn Cường nói. |
Chúng tôi đang tham mưu UBND tỉnh và HĐND tỉnh phê duyệt “Đề án quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam đến năm 2025” nhằm hỗ trợ đầu tư cho các điểm du lịch cộng đồng để phát triển du lịch, trong đó có du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu du khách, hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời gian đến.
Quảng Nam đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức quốc tế trong sự nghiệp phát triển du lịch nói chung cũng như trong xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp như: ILO, EU, UNESCO, FIDR…
Các tổ chức này đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các giá trị, các tiềm năng tại các khu vực nông thôn, làng quê đang phát triển du lịch nông nghiệp.
Qua hội thảo này, chúng tôi mong rằng sản phẩm du lịch nông nghiệp ở các địa phương trên cả nước sẽ được quan tâm hơn nữa, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
"Cần cơ chế riêng để “bơm vốn” cho du lịch nông thôn"
Thời gian tới cần có cơ chế chính sách riêng cho việc đầu tư nguồn lực phát triển du lịch nông nghiệp, đặt biệt là ... |
Du lịch nông nghiệp: Khách tây thích cưỡi trâu, tự tay trồng rau
Đến với Hội An (Quảng Nam) du khách không những được thả mình trong lòng phố cổ mà còn được tập làm nông dân chính ... |
Ngày đăng: 14:11 | 18/05/2018
/ http://danviet.vn