Có tiềm năng du lịch nhưng vẫn còn ở “trạng thái ngủ quên”, việc mời khách đến đã khó và giữ được chân khách lại càng khó hơn... nên làm sao đánh thức tiềm năng ấy đang là bài toán khó cho ngành du lịch Gia Lai.

K’bang – “đứa con cưng” được ưu ái

Nhắc đến các địa danh hấp dẫn ở Gia Lai, người ta thường nhớ đến một phố núi Pleiku xinh xắn, nhớ về một Biển Hồ “đôi mắt đầy long lanh”, nhớ đến một Tây Sơn Thượng đạo hào hùng, nhớ tới núi Hàm Rồng khuất trong sương sớm… Và gần đây, núi lửa Chư Đăng Ya (ở huyện Chư Păh) cũng được đông đảo bạn bè gần xa biết đến với mùa hoa dã quỳ rực nắng vàng.

du lich gia lai van nhu cong chua ngu quen
du lich gia lai van nhu cong chua ngu quen

Huyện K\'bang là địa phương còn lưu giữ không gian văn hóa đậm nét nhất ở Tây Nguyên. Ảnh: L.K

Trong 6 tháng đầu năm, Gia Lai thu hút được khoảng 300.000 lượt khách, chủ yếu khách là nội địa. Cuối năm nay, Gia Lai là đơn vị chủ nhà đăng cai tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hứa hẹn một mùa du lịch hấp dẫn.

Tuy nhiên, có một địa phương được thiên nhiên cũng như lịch sử văn hóa hết sức ưu ái, có thể xem là “đứa con cưng” trong ngành du lịch của tỉnh Gia Lai là huyện K’bang. Thế nhưng địa phương này lại khá “kín tiếng”, và tiềm năng du lịch ở đây dường như còn “ngủ say”.

Ông Đinh Đình Chi – Trưởng phòng Văn hóa huyện K’bang chia sẻ: “K’bang giàu tiềm năng lắm, có nhiều hứa hẹn phát triển mạnh về du lịch nhưng vẫn chưa khai thác đúng tầm. Thế mạnh của K’bang là du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, có thể kể ra hàng trăm địa danh, riêng về các điểm thác nước đẹp đã có từ 50-60 thác. Điểm sơ qua một số thắng cảnh, di tích như nổi bật như: Căn cứ Cách mạng khu 10, Làng kháng chiến Stơr - quê hương Anh hùng Núp, di tích Vườn mít – Cánh đồng Cô Hầu, đền Ka Nak, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh, Thác 50 – Hang Én, Thác Kon Lok…”.

K’bang cũng là nơi có không gian văn hóa cồng chiêng đậm chất nhất Tây Nguyên. Hiện, huyện có 4 khu di tích lịch sử cấp tỉnh và quốc gia, tới đây huyện sẽ tiếp tục đề nghị công nhận thêm 1 di tích cấp tỉnh, 1 di tích cấp quốc gia.

Theo ông Chi, du lịch ở K’bang chỉ mới manh nha về đường lối, chứ chưa thật sự thành hình. Năm 2017, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang cùng lãnh đạo các sở ngành của tỉnh và địa phương băng rừng vào khảo sát Thác 50 – Hang Én ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng để lên phương án phát triển du lịch - được xem như dấu ấn rõ nét “khởi động” cho du lịch của huyện K’bang. Gần đây, huyện đã tổ chức thành công ngày hội du lịch kéo dài 3 ngày.

“Làm du lịch, mời người ta tới thì phải có cái cho người ta mang về thì mình mới lấy tiền. Về vấn đề này, K’bang đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như: Rượu cần, thổ cẩm, sản phẩm phụ từ rừng (cây dược liệu, mật ong)… Lâu nay do hạ tầng, dịch vụ còn yếu nên chưa thật sự giữ được chân du khách, thường họ đến rồi đi luôn. Để có kế hoạch lâu dài, huyện đã lên phương án quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm đặc thù và từng bước cải thiện môi trường du lịch. Về lâu dài, K’bang rất mong muốn các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp lớn đến đầu tư thì mới khai thác tối đa tiềm năng địa phương” - ông Chi chia sẻ.

Trăn trở du lịch “cất cánh”

du lich gia lai van nhu cong chua ngu quen

Những nỗ lực quảng bá

Ông Phan Xuân Vũ cho biết, thời gian qua, hình ảnh về Gia Lai liên tục được quảng bá trên nhiều kênh truyền hình, đồng thời tổ chức các đợt xúc tiến du lịch quy mô lớn tại địa phương. Riêng các huyện thị cũng đã từng bước quảng bá sản phẩm, địa danh du lịch của mình, như: Huyện Chư Păh tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ, Đăk Đoa có Tuần lễ đồi cỏ hồng, K’bang có Ngày hội du lịch, Phú Thiện có Lễ cầu mưa… Mặt khác, Sở cũng phối hợp với các doanh nghiệp du lịch lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng khảo sát, xây dựng các tour du lịch kết nối các vùng miền.

Theo ông Võ Văn Phán – Chủ tịch UBND huyện K’bang: “Mặc dù huyện có nhiều tiềm năng du lịch nhưng lâu nay vẫn còn ở tình trạng “ngủ quên”, hình ảnh K’bang mới được quảng bá gần đây nên du khách vẫn chưa biết đến nhiều. Để phát triển du lịch, huyện vẫn đang từng bước cải thiện về môi trường du lịch, cơ sở hạ tầng và kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư. Vừa qua huyện đã thu hút rất nhiều dự án, trong đó có 1 dự án lớn về du lịch và dược liệu đã được đầu tư”.

Lý giải về việc “vì sao Gia Lai có nhiều tiềm năng nhưng du lịch chưa thực sự cất cánh?”, ông Phan Xuân Vũ – Giám đốc Sở VHTTDL cho rằng: Rõ ràng, Gia Lai có nhiều tiềm năng nhưng về lợi thế so sánh lại thua xa các địa phương lân cận như Bình Định, Đăk Lăk hay Lâm Đồng, bởi Gia Lai quá xa các trung tâm lớn, thiếu các nhà đầu tư tầm vĩ mô. Hạ tầng và các dịch vụ, sản phẩm đặc thù của địa phương vẫn còn rất yếu nên khó giữ chân du khách.

Theo ông Vũ, nếu được đầu tư đúng tầm thì 3 loại tiềm năng du lịch sẵn có của Gia Lai là: Du lịch sinh thái; Văn hóa lịch sử và du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sẽ tạo nên bước đột phá mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế phát triển. Gia Lai đang thực hiện lộ trình du lịch đến năm 2020 và hướng đến năm 2030, từng bước cải thiện hạ tầng, dịch vụ để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

du lich gia lai van nhu cong chua ngu quen #MyTour: 7 ngày rủ nhau đến Phượng Hoàng Cổ Trấn

Hoàng Lê cho biết chuyến đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn là lần đầu tiên cô du lịch nước ngoài tự túc. Trong 7 ngày, ...

du lich gia lai van nhu cong chua ngu quen #Mytour: Hành trình khám phá \'đất nước triệu voi\' trong 7 ngày

Những ngày rong ruổi trên đất Lào, khám phá cảnh sắc, văn hóa, con người nơi đây với chi phí khoảng 3 triệu đồng chắc ...

Ngày đăng: 09:21 | 03/10/2018

/ http://danviet.vn