Đang học thạc sĩ, tiến sĩ có thể phải bỏ dở; tính cách sang Canada; giấc mơ thẻ xanh có lẽ đổ vỡ... là những thực tế trước mắt của nhiều người đến Mỹ học.
Khuôn viên ĐH Georgetown, Washington, DC trống sinh viên tháng 5.2020 do COVID-19 buộc các lớp học phải chuyển trực tuyến. Ảnh: AFP. |
Du học sinh từ quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc tới Hàn Quốc và Anh cho biết họ xoay xở tìm phương án mới sau khi cơ quan di trú Mỹ gửi thông báo tới các trường tuần qua, yêu cầu sinh viên nước ngoài phải rời Mỹ hoặc tìm trường khác để học, nếu trường hiện tại chọn chỉ dạy trực tuyến vào mùa thu này vì COVID-19.
“Tôi còn đang làm công tác nghiên cứu, đang làm việc trong một nền kinh tế mỹ mãn”, Batuhan Mekiker, nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Thổ Nhĩ Kỳ ngành khoa học máy tính tại Đại học Bang Montana, cho hay. Anh đang học năm thứ ba trong 5 năm để lấy bằng. “Nếu về Thổ Nhĩ Kỳ, tôi không còn những điều đó”.
1 triệu du học sinh quốc tế, thường trả phí cao hơn, là nguồn thu quan trọng của rất nhiều đại học, cao đẳng Mỹ. Tổng thống Donald Trump vừa qua khăng khăng việc giảng dạy trực tiếp cần trở lại càng sớm càng tốt, cho rằng loạt trường nếu tiếp tục đóng sẽ gây tổn hại nền kinh tế.
Chỉ thị liên bang đưa ra sau khi Đại học Harvard thông báo quyết định giữ phương án dạy online cho mọi lớp trong kỳ học mùa thu này.
Trường và Viện Công nghệ Massachusetts đã khởi kiện để ngăn chỉ thị mới, trong khi chính quyền hai bang California và Washington cũng không đồng ý việc áp đặt điều lệ thị thực đang diễn ra.
Harvard nói lệnh của ông Trump sẽ khiến nhiều trong số 5.000 sinh viên quốc tế của họ khó ở lại Mỹ.
Theo thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích chính sách nhằm “tạo ra điều kiện linh hoạt hơn cho sinh viên phi nhập cư tiếp tục đi học ở Mỹ, đồng thời cho phép giãn cách xã hội chuẩn mực hơn trong khuôn viên được mở và vận hành lại”.
Một luật sư của Harvard cho biết, một sinh viên năm thứ nhất của trường đến từ Belarus đã bị xua về tại sân bay Minsk.
Jessie Peng, 27 tuổi, học lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành phân tích tại Đại học Khoa học công nghệ Harrisburg, nói: “Hoặc chúng tôi phải mạo hiểm cuộc sống mà tới trường, hoặc đánh cược tính mạng khi di cư về nhà”.
Chính sách mới cũng có thể gây sóng gió tới các cặp nghiên cứu là vợ chồng.
Tại Đại học Indiana, học giả 27 tuổi có tên Dakota Murray (người Mỹ) đã chia sẻ với tờ báo của trường về việc đang mông lung khi chính sách mới về visa sẽ ảnh hưởng tới anh và vợ, một đồng nghiên cứu sinh tiến sĩ đến từ Hàn Quốc.
Dự định lấy thẻ xanh sau khi hoàn thành nghiên cứu và định cư lâu dài ở nước chồng giờ có khả năng nhường chỗ cho phương án kéo nhau về Hàn Quốc, hoặc sang Canada, nơi người vợ có họ hàng.
Shahzad, 19 tuổi, vừa hoàn thiện năm nhất ngành chính trị và khoa học máy tính theo hình thức đào tạo từ xa, dựa vào việc trường đưa giáo án lên mạng. Dù đang học ở một đại học đã cam kết sẽ luân phiên giữa việc dạy trực tuyến và trực tiếp trong mùa thu này, nhưng Shahzad không thể đến Mỹ chừng nào chính phủ của Tổng thống Donald Trump gỡ lệnh hạn chế.
“Tôi chỉ biết ngồi chờ thôi”, sinh viên này nói.
Việt Trần (Theo AP)
Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ khuyến cáo sau quy chế sinh viên quốc tế về nước
Trước quy chế sinh viên quốc tế ở Mỹ có thể phải về nước nếu học trực tuyến, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ ... |
Điều gì thực sự đứng sau kế hoạch "tống cổ" du học sinh của tổng thống Trump?
Theo thông báo ngày 6/7 của Cơ quan thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE), các sinh viên quốc tế theo diện F-1 ... |
Hàng nghìn sinh viên quốc tế có khả năng phải rời Mỹ
Sinh viên quốc tế sẽ phải rời Mỹ nếu các trường đại học chuyển sang chỉ học trực tuyến. |
Ngày đăng: 09:43 | 12/07/2020
/ laodong.vn