Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường BĐS Việt Nam đang ngày càng cho thấy có nguy cơ tạo ra bong bóng có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Tại cuộc Hội thảo Sốt bất động sản - cơ hội và rủi ro diễn ra vào giữa năm 2018, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, thị trường BĐS ở Việt Nam đang rất nóng, chưa lúc nào hạ nhiệt và luôn tiềm ẩn nguy cơ nổ ra bong bóng bất cứ lúc nào.
Ông Hiếu cho hay, mặc dù giá đất nền tại các khu vực đã giảm xuống do hoãn thời hạn thông qua Luật đặt khu nhưng tại nhiều địa điểm, giá BĐS vẫn đang tăng 100% trở lên.
"Đây là hiện tượng rất đáng lo. Tại Việt Nam, giá tăng từ 5 – 10% là thường, tăng từ 10 – 30% là cao, tăng từ 30 - 50% là rất cao, tăng từ 50 -100% là quá cao và tăng từ 100% là có hiện tượng bong bóng. Bong bóng có thể vỡ ra bất cứ lúc nào”, ông Hiếu nói.
Trong số tổng dư nợ 6,8 triệu tỷ đồng thì tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS ước chiếm 7,5%. Tuy nhiên, theo tính toán của TS Nguyễn Trí Hiếu, tín dụng cho vay BĐS nói chung phải lên đến 20% và đây là con số rất lớn, nếu tính cả cho vay chứng khoán thì không dưới 1/3 tổng dư nợ.
TS Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo bong bóng BĐS có thể diễn ra vào năm 2019.
Sở dĩ ước tính lên đến 20% là vì cộng cả những khoản cho vay mua nhà, sửa nhà nhưng không có mục đích kiếm lời.
Ông Hiếu đưa ra cảnh báo: "Chúng ta phải cẩn thận vì bong bóng có thể vỡ ra vào đầu năm 2019 hoặc trong năm 2019. Tôi nghĩ hiện tượng bong bóng tại một số địa điểm đã hình thành và chỉ chờ chực các hiện tượng khác của nền kinh tế để vỡ ra”.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn cũng chỉ ra điều bất cập, tính đến năm 2017 tín dụng rót vào BĐS giảm nhẹ nhưng tín dụng tiêu dùng lại tăng gấp 3 - 4 lần.
Trong đó, tín dụng tiêu dùng dành cho nhóm khách vay mua, sửa nhà ở tăng tới 76,5% và chiếm gần 53% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Điều này gây không ít lo ngại, bất chấp tiêu dùng đang là lĩnh vực có sức hút rất lớn trên thị trường.
Trước đó, ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, hiện tại, Việt Nam đã có 8/10 dấu hiệu bong bóng BĐS.
Chỉ còn 2 điểm nữa là chúng ta sẽ chạm ảnh hưởng vào khủng khoảng 2008 - 2009 là đầu tư công và nguồn vốn xây dựng nhà đất. Hiện hai nguồn này đang kéo ngược thị trường BĐS, nên chúng ta vẫn còn có thể yên tâm”, ông Chung nói.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, thị trường BĐS đang có những dấu hiệu bất ổn sau giai đoạn dài tăng trưởng nóng trước đó, xuất phát từ việc một số khung chính sách hiện nay còn nhiều kẻ hở, chưa có sự thống nhất, nhất quán giữa nhiều bộ luật với nhau, gây khó khăn trong việc quản lý thị trường cũng như ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Thị trường BĐS dang tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra bong bóng bất cứ lúc nào.
Năm 2018 là năm cuối của chu kì 10 năm thị trường bất động sản. Trên thực tế, bong bóng bất động sản đã diễn ra vào các năm 1989, 1999 và 2009. Quy luật là 10 năm 1 lần. Theo đúng chu kì, năm 2019 sẽ rơi vào khủng hoảng. Điều này cũng đang khiến cho các chuyên gia kinh tế lo ngại.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội cho biết chưa có cơ sở để khẳng định điều này. Bà An nhấn mạnh, để trả lời cho câu hỏi năm 2019, kịch bản khủng hoảng có lặp lại hay không, cần phải nhìn vào các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát, FDI, chỉ số phát triển của doanh nghiệp… Hiện các chỉ số này đều đang ở mức tăng trưởng.
Tiến Hoàng
Hết đất làm chung cư ven hồ, DN Hà Nội nhanh chân xí đất nhìn ra sông
Nếu trước đây, các chủ đầu tư thường tận dụng cụm từ "view hồ" gắn vào dự án chung cư có tầm nhìn là các ... |
Sau ly hôn, người phụ nữ giật mình phát hiện chồng sở hữu tới 15 căn nhà
Câu chuyện hy hữu xảy ra tại Gold Coast, bang Queensland, Australia. |
Giới đầu tư bất động sản muốn tháo chạy khỏi Vân Phong
Giá đất huyện Vạn Ninh đã giảm nhiệt, giao dịch đóng băng, các sàn bất động sản cũng đồng loạt nghỉ và "cò" địa ốc ... |
Ngày đăng: 17:36 | 15/07/2018
/ http://baodatviet.vn