Chỉ số lạm phát là một chỉ số rất nhỏ, chưa thể làm thay đổi được giá trị của dự án ở mức quá lớn để phải điều chỉnh tăng vốn lên 35 lần.

Trình bày báo cáo giám sát bổ sung, sửa đổi một số điều luật Đầu tư công tại phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), đề xuất điều chỉnh mức vốn của dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỉ đồng lên 35.000 tỉ đồng, đồng thời điều chỉnh tương ứng đối với các dự án nhóm A, B, C trong dự thảo Luật theo đề xuất của Chính phủ không nhận được sự đồng thuận của nhiều ĐBQH.

du an trong diem tang len 35000 ti dong bac thang

ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng không có cơ sở tăng vốn dự án quan trọng quốc gia lên 35 lần. Ảnh: Báo Thanh tra

Ông Hoàng Văn Cường - ĐBQH Hà Nội cho rằng việc điều chỉnh trên chưa cần thiết. Theo ông Cường, chỉ số lạm phát của Việt Nam chỉ là một chỉ số rất nhỏ, chưa thể làm thay đổi được giá trị của dự án ở mức quá lớn để cần phải điều chỉnh tăng vốn dự án lên tới 3,5 lần. Vì thế, đề xuất trên là chưa cần thiết.

Hơn nữa, theo vị đại biểu, với những dự án có vốn từ 10.000 tỉ phải trình ra Quốc hội theo báo cáo không có nhiều.

Thực tế, kể từ khi có luật Đầu tư công tới nay chỉ mới có 2 dự án có mức vốn trên 10.000 tỉ được Quốc hội xem xét thông qua mà cũng không có vướng mắc gì.

Do đó, lo lắng về quy trình, thủ tục sẽ gây khó khăn, kéo dài thời gian, chậm tiến độ giải ngân vốn... của ban soạn thảo là chưa thuyết phục.

"Trình dự án ra Quốc hội không phải là khâu vướng mắc hay gây khó khăn, làm chậm trễ tiến độ dự án, có chăng chỉ làm dự án được thẩm định tốt hơn, chuẩn bị kỹ hơn, bảo đảm tính hiệu quả của dự án cao hơn. Như thế là tốt chứ?

Trong thời gian qua, rõ ràng vấn đề quản lý dự án đầu tư công còn nhiều vấn đề, chưa thật sự hiệu quả. Có dấu hiệu một số dự án lúc đầu phải đưa ra Quốc hội nhưng sau đó lại chia nhỏ ra thành nhiều dự án khác nhau để không phải trình ra Quốc hội vì trình tự thủ tục đưa ra Quốc hội có xu hướng khó thông qua.

Nếu bây giờ nâng tổng mức vốn dự án lên cao hơn, nhiều dự án sẽ không phải trình ra Quốc hội, quyết định đầu tư dự án dễ thông qua hơn.

Một dự án chưa được chuẩn bị kỹ càng nhưng lại vội vàng thông qua rõ ràng là không tốt, sẽ có nguy cơ mang đến những tác động tiêu cực như: hiệu quả dự án không cao, không tạo sự lan tỏa cho nền kinh tế và xã hội, nguy cơ thất thoát, tham nhũng, lãng phí nguồn lực công rất lớn...", vị đại biểu đoàn Hà Nội thẳng thắn.

Từ đó, ông Cường cho rằng, hoàn toàn không có cơ sở đề nâng mức vốn đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia, vì thế, phải cân nhắc hết sức thận trọng trước đề xuất của ban soạn thảo.

Không nên tách riêng dự án đền bù, giải phóng mặt bằng

Một vấn đề khác cũng được đề cập tới là đề xuất tách công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Với đề xuất này, vị ĐBQH cũng bày tỏ băn khoăn.

Nhìn nhận một cách khách quan, ông Cường cho rằng đề xuất trên đang bộc lộ cả ưu điểm và nhược điểm cần phải cân nhắc.

Về ưu điểm, nếu tách dự án đền bù, giải phóng mặt bằng thành dự án riêng phần nào sẽ giúp bảo đảm tiến độ cho dự án khi triển khai, thực hiện đầu tư.

Việc tách dự án đền bù, giải phóng mặt bằng cũng giúp dự án minh bạch hơn, tránh tình trạng nhập nhèm, lẫn lộn về tổng mức đầu tư cho dự án với tổng vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng. Việc này phần nào giúp nguồn lực đầu tư cho dự án đạt hiệu quả tốt hơn và công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng nhanh, minh bạch hơn, người dân đỡ bức xúc hơn.

Nâng vốn dự án quan trọng quốc gia 50%: Cần cơ sở

Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi dồn tiền thực hiện giải phóng, đền bù mặt bằn sẽ không còn nguồn lực để triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, do công tác quản lý yếu kém, không giám sát, kiểm tra chặt chẽ, dự án bị "ngâm tôm" không triển khai được, đến lúc đó những tổn hại nhìn thấy không chỉ là nguồn vốn đã bỏ ra lãng phí mà còn làm giảm giá trị nguồn lực từ đất đai, làm đảo lộn đời sống của người dân, gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Đó là những nhược điểm đáng lo ngại.

Từ những phân tích trên, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, không nên tách riêng dự án giải phóng, đền bù mặt bằng thay vào đó, nên chia tách thành hai giai đoạn sau khi dự án đã được phê duyệt tổng mức đầu tư để thực hiện cho hiệu quả hơn.

Hoài An

du an trong diem tang len 35000 ti dong bac thang 11 dự án trên tuyến cao tốc Bắc-Nam ngốn 102,5 nghìn tỷ

Trong số này có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư khoảng 14.279 tỷ đồng.

du an trong diem tang len 35000 ti dong bac thang Thẩm định dự án đường hầm dưới biển gần 8.000 tỷ đồng ở Quảng Ninh

Hầm qua vịnh Cửa Lục được thiết kế 6 làn xe, tổng chiều dài hơn 2.000 m sẽ giúp giảm tải cho cầu Bãi Cháy.

du an trong diem tang len 35000 ti dong bac thang Thu hồi loạt dự án bỏ hoang ở Vân Đồn

Với dự án hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai, Ban quản lý Khu kinh tế rà soát, nếu nhà đầu tư ...

du an trong diem tang len 35000 ti dong bac thang Nhiều lần điều chỉnh, nâng gấp hơn 2 lần dự án gang thép 8.100 tỷ

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên đã được nhiều lần điều chỉnh ...

Ngày đăng: 08:38 | 25/02/2019

/