Dù chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB).

Không cấp phép trước

Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và KĐT thương mại thuộc huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), có quy mô lập quy hoạch 186,49 ha.

Điều đáng nói, mới đây ngày 23/7/2018, Thủ tướng Chính phủ mới có văn bản đồng ý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chuyển mục đích sử dụng 183,61 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong đó, có 110 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và KĐT thương mại Vĩnh Tường.

Thế nhưng, thực tế từ năm 2017, các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã ra hàng loạt quyết định, thông báo thu hồi đất, quyết định giao đất cho nhà đầu tư.

Trước thực trạng trên, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Đức Tài - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Ở đây không phải là cấp phép trước. Nhưng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là quyền quản lý của Sở TN-MT hoặc địa phương.

du an hon 186ha lam nguoc quy trinh sai thisua

Trụ sở sàn giao dịch Bất động sản của chủ đầu tư được xây dựng trái phép trên đất dự án. Ảnh Dân Việt

Bên phía Sở KH-ĐT chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật đầu tư 2014 cho doanh nghiệp".

Trong khi đó, ông Chu Quốc Hải - Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Phúc: "Bên Phía Sở đang cử cán bộ xuống kiểm tra lại dự án".

Về phía tỉnh, ông Vũ Việt Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: "Lĩnh vực này tôi không phụ trách, không quản lý nên không nắm thông tin".

Sai thì phải xử lý

Trong một diễn biến liên quan, chia sẻ với Đất Việt về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: "Trước khi, trình Chính phủ phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà đã tiến hành giao đất cho chủ đầu tư để họ xây dựng, phân lô xây biệt thự là sai quy định.

Sau này, họ làm lại chỉ để hợp thức hóa, chứ không còn là xin phép. Đúng ra theo Luật đất đai,cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên.

Mà ở đây dự án là hơn 180ha tức ở phần phải xin phép chuyển mục đích từ Thủ tướng Chính phủ.

Hơn nữa, trước khi xây dựng dự án nào cũng cần có quy hoạch, được các cấp thẩm quyền phê duyệt, rồi công bố quy hoạch, xem người dân có ý kiến gì hay không rồi thống nhất đồng thuận.

du an hon 186ha lam nguoc quy trinh sai thisua

Nhiều công trình xây dựng trái phép tại dự án này vẫn thi công. Ảnh Dân Việt

Riêng với đất nông nghiệp thì chỉ chuyển đổi khi đất không còn sản xuất được, hoặc có thì sản lượng thấp. Sau khi có quyết định thu hồi đất thì mới tiến hành đền bù, giải tỏa, xong xuôi mới xây hạ tầng, kêu gọi đầu tư.

Cách làm hiện nay đã thực hiện trước quy trình cấp phép cho chủ đầu tư lấy đất, làm công trình rồi mới xin được chấp thuận, đó là quy trình ngược, tiền trảm hậu tấu. Điều đáng nói, tôi biết không chỉ có một dự án trên mà còn nhiều dự án ở nhiều nơi khác cũng đang ở thực trạng như vậy".

Bên cạnh đó, theo ông Hòa, Vĩnh Phúc phải giải trình rõ cụ thể về sự việc, vì sao lại cấp phép giao đất cho chủ đầu tư khi chưa được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ở đây có khúc mắc gì hay không?.

Nếu đúng là đã làm sai thì phải chịu trách nhiệm, kiểm điểm, xem xét lại toàn bộ quy trình, chỉ rõ cái điểm thắt bên trong.

Những người trong cuộc và những người có trách nhiệm như Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc, nếu có sự liên kết, móc ngoặc, lợi ích nhóm thì cần chỉ rõ, xử lý kỷ luật từng cá nhân, tổ chức.

Cầm đèn chạy trước...

Cũng đưa ra quan điểm của mình, bà Lê Thị Thu Ba - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội cho rằng các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc rõ ràng đang thực hiện ngược quy trình, nếu không nói là “cầm đèn chạy trước”.

Theo quy định, đối với những dự án có quy mô sử dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên hoặc từ 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên, UBND tỉnh phải lập hồ sơ gửi trình Bộ TN-MT, sau đó, Bộ này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất.

Thế nhưng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường lại tổ chức thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư trước khi có sự chấp thuận của Thủ tướng.

Nếu làm sai cứ theo Luật mà xử lý, Thủ tướng Chính phủ đã từng ra chỉ thị, yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

"Với Vĩnh Phúc có thể nộp lại tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi được cho phép, giải trình trách nhiệm từng cá nhân, xử lý nghiêm.

Phải lập tổ điều tra cụ thể xem vì sao Vĩnh Phúc làm như vậy, tôi nghĩ dễ tìm thấy sai phạm ở đây", bà Ba nhận định.

du an hon 186ha lam nguoc quy trinh sai thisua Chủ doanh nghiệp tố giám đốc ban quản lý dự án huyện “vòi” 100 triệu đồng

Ông Hoàng Chí Minh, Giám đốc công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Mạnh Phú tố Giám đốc BQL các dự án huyện Hà ...

du an hon 186ha lam nguoc quy trinh sai thisua Hết thời “tay không bắt giặc”

Vốn chỉ hơn 22 tỷ, chủ đầu tư huy động đến 221 tỷ. Đúng kiểu “tay không bắt giặc”.

Ngày đăng: 10:09 | 31/07/2018

/ Đất Việt