Đa số bộ, ngành ủng hộ tăng thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu. Đa số đồng thuận cấm xe máy. Và giờ, lại là: Giá vé lượt tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dự kiến cao hơn vé xe buýt từ 30-37% được “đa số chấp nhận”.

dong thuan nhung chi la tren giay

Chia sẻ

Giá vé lượt tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dự kiến cao hơn vé xe buýt từ 30-37% được “đa số chấp nhận? Ảnh: Trần Vương

Thông tin về giá vé tuyến Cát Linh - Hà Đông được đơn vị khai thác là Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội công khai sau khi họ cho rằng: Đã tiến hành khảo sát ý kiến với khoảng 1.500 người là sinh viên, hộ dân sống gần tuyến đường sắt. Kết quả: Đa số người dân được hỏi chấp nhận giá vé lượt đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt từ 30-37%. Hiện vé lượt xe buýt ở Hà Nội có 3 mức từ 7.000-9.000 đồng/người/lượt.

Có thể, dự án Cát Linh - Hà Đông đang phải trả cả vốn lẫn lãi 1,8 tỉ đồng/ngày là một áp lực mang tính nguyên nhân khiến vé tàu cao hơn vé xe buýt. Nhưng cơ sở tính đếm của giá vé này có hợp lý hay không, đắt hay rẻ lại là vấn đề khác.

Huống chi “đa số chấp nhận” hay không cũng lại là một câu chuyện khác.

Rất dễ dàng để nhận thấy “đa số ủng hộ”, “đa số đồng thuận”, “đa số chấp nhận” đã trở thành một lý do, trở thành một cơ sở để sau đó các quyết định hành chính ra đời mà người trả tiền hay chịu tác động là chính người dân.

Trong giải trình “đa số bộ, ngành ủng hộ tăng thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu” chẳng hạn. TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - bày tỏ: “Tôi được biết trước kia rất nhiều bộ, ngành không đồng tình, nhưng không hiểu sao trong dự thảo lần này lại tới 2/3 đồng tình”.

Theo TS Long: “Họ đồng ý thì ít nhất phải nêu lý do tại sao đồng ý, cơ quan được xin ý kiến phải thấy được đây là vấn đề cực kỳ quan trọng chứ không phải đồng ý theo cảm tính”.

Hay như trong chuyện 84% người dân thủ đô đồng thuận cấm xe máy, sự thật là sau đó chính người dân đặt câu hỏi, rằng: Cấm xe máy thì đi bằng gì? Rằng: Dân đồng thuận nhưng đó là dân nào?

Năm 1970, lần đầu tiên việc “đánh giá tác động pháp luật” được thực thi tại Mỹ do lo ngại về gánh nặng mà các quy định pháp luật đè lên vai xã hội và nguy cơ gia tăng lạm phát.

Ở Việt Nam, công đoạn phân tích để “bốc thuốc” chính sách cũng được quy định tại các điều 26, 61 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng rất rõ ràng, việc khảo sát, đánh giá các quan hệ, các tác động xã hội liên quan là để cho ra đời một chính sách chuẩn được người dân ủng hộ và trong mức độ chịu đựng của họ chứ không thể là hợp thức chính sách bằng những “đồng thuận”, “ủng hộ”, “chấp thuận” chỉ có trên giấy.

dong thuan nhung chi la tren giay Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: Cam kết gì để không “bàn lùi”?

Ngày 3.4, trao đổi với Báo Lao Động, đại diện phía nhà thầu Trung Quốc cho biết, tiến độ dự án đường sắt trên cao ...

dong thuan nhung chi la tren giay Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 100 công nhân làm hạng mục cuối

Mỗi ngày tại khu Depot của dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội có khoảng 500 công nhân làm việc, tăng ...

dong thuan nhung chi la tren giay Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì?

Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ...

Ngày đăng: 08:29 | 06/04/2018

/ https://laodong.vn