Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson gần đây tuyên bố Hải quân Hoàng gia Anh sẽ tham gia Chiến dịch Tự do hàng hải (FONOP) ở biển Đông trong năm nay, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với các hoạt động FONOP của Mỹ trong khu vực.
Chắc chắn tuyên bố của ông Williamson được Mỹ đón nhận nồng nhiệt, bởi đây là điều Washington luôn khuyến khích các đồng minh thực hiện. Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói "rất muốn" Úc tham gia FONOP của Mỹ trên biển Đông.
Trong quá khứ, Mỹ cũng thúc đẩy Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản làm thế. Năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp khi đó là ông Jean-Yves Le Drian (nay là bộ trưởng ngoại giao) để ngỏ khả năng tăng cường hiện diện hàng hải của châu Âu trên biển Đông. Ấn Độ, hiện là thành viên của "Bộ tứ" bên cạnh Nhật, Mỹ và Úc, cũng là ứng viên hiển nhiên để tham gia FONOP.
Tàu khu trục HMS Montrose của Anh bên cạnh tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ Ảnh: HẢI QUÂN MỸ |
Một người theo chủ nghĩa hoài nghi có thể hỏi: FONOP liệu có cản được sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông? Mỹ không thiếu hỏa lực hải quân. Cái mà nước này thiếu là hành động thể hiện sự ủng hộ đối với quan điểm của Washington về quyền tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này.
Về mặt chính thức, FONOP đơn thuần là cách thể hiện quan điểm của một quốc gia về các quyền lợi mà họ được hưởng theo luật pháp quốc tế. Chính sự chỉ trích công khai của Trung Quốc dành cho FONOP đã biến các hoạt động này thành công cụ hữu ích để phản đối lại Trung Quốc.
Mỹ không ngần ngại chọc giận Trung Quốc song tới nay, các nước như Anh và Úc không làm thế - một phần do quan hệ kinh tế sâu rộng với nền kinh tế số 2 thế giới. Thúc đẩy được các nước khác tham gia FONOP không chỉ củng cố quan điểm của Mỹ về luật pháp quốc tế mà quan trọng hơn là bồi đắp sự tự tin của các nước khác trước Trung Quốc.
Bản thân FONOP không thể đảo ngược hành vi bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng càng nhiều nước thực hiện FONOP thì tranh chấp trên biển Đông càng được quốc tế hóa và khiến Trung Quốc phải trả giá nhiều hơn cho chính sách của mình.
An tâm và thở dài sau tường chắn sóng thần Hàng ngàn cư dân bờ biển Đông Bắc Nhật Bản đã xây dựng lại cuộc sống cùng với những bức tường chắn sóng khổng lồ. ... |
Tàu sân bay Carl Vinson tới VN: Khi Hạm đội 3 và Hạm đội 7 phối hợp Điều động tàu sân bay USS Carl Vinson đến Việt Nam đánh dấu sự phối hợp hoạt động của hai hạm đội ở Tây Thái ... |
Ngày đăng: 08:29 | 12/03/2018
/ nld.com.vn