Dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ quy định các vấn đề về đào tạo, sát hạch và cấp GPLX; đăng ký và cấp thu hồi biển số xe cơ giới. Trong đó, Chính phủ thống nhất nội dung cơ bản của Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ được xây dựng trên cơ sở đổi mới
Công tác quản lý, đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay còn rất nhiều bất cập |
Sự cấp thiết trong thống nhất, quản lý
Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết, Dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ quy định các vấn đề về đào tạo, sát hạch và cấp GPLX; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới… Trong đó, Chính phủ thống nhất nội dung cơ bản của Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ được xây dựng trên cơ sở đổi mới, hoàn thiện các chính sách, nội dung quy định về bảo đảm TTATGT đường bộ tách ra từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và công tác tổ chức thực thi pháp luật, tạo bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Tuy nhiên, còn có ý kiến đề nghị quy định vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX theo 2 phương án. Phương án 1: Vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ. Phương án 2: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tiếp tục điều chỉnh vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX. Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT thuyết minh cho từng phương án và nhận thấy, vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX phải trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ để bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, giải quyết những vấn đề bất cập về TTATGT đường bộ trong tình hình hiện nay.
Chúng ta không chỉ quản lý chặt khâu đào tạo, sát hạch cấp GPLX mà còn phải đào tạo ý thức cho lái xe một cách chuyên nghiệp. Văn hóa giao thông chỉ có thể hình thành và lan tỏa từ chính mỗi lái xe, người tham gia giao thông. Trong đó các lái xe có vai trò quan trọng nhất tạo nên dòng chảy giao thông văn minh trên đường.
Đại tá Đỗ Thanh Bình cũng khẳng định, chính sách quản lý về đào tạo lái xe là một trong những điểm cốt lõi trong công tác đấu tranh phòng ngừa, làm giảm TNGT. Điều này cũng tạo nên sự thống nhất, liên tục trong một luật giữa vấn đề giao thông và quản lý con người.
Việc Chính phủ thống nhất giao Bộ Công an đào tạo, sát hạch và cấp GPLX phải trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ để bảo đảm tính khoa học, đồng bộ và thống nhất, liên tục, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, giải quyết những vấn đề bất cập về TTATGT đường bộ trong tình hình hiện nay, bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền con người.
Việc sát hạch cấp GPLX không chỉ kiểm tra về trình độ mà còn đánh giá ý thức, văn hóa của người cầm lái |
Nâng cao chất lượng, trình độ, ý thức lái xe
Trung tá Nguyễn Quang Vinh - Đội trưởng Đội Tuyên truyền điều tra giải quyết TNGT (Phòng CSGT, CATP Hà Nội) đánh giá, việc Chính phủ đồng ý giao Bộ Công an quản lý sát hạch, cấp GPLX là rất quan trọng ở thời điểm hiện tại cũng như phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý số trong tương lai. Trong số những vụ TNGT được Phòng CSGT thụ lý khám nghiệm thì có không ít trường hợp lái xe sử dụng GPLX giả.
Từ thực tiễn nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT trên các cung đường cửa ngõ Thủ đô, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn - Đội phó Đội CSGT số 14 khẳng định, một vụ TNGT thường xuất phát từ 2 nguyên nhân trực tiếp, đó là hạ tầng giao thông và ý thức của người điều khiển phương tiện. Việc Bộ Công an xây dựng và trình dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ phân định rõ trách nhiệm quản lý của từng bộ, ban, ngành đối với hai “mảng” của lĩnh vực này được xem là sự đột phá cũng như gắn chặt trách nhiệm của các đơn vị chức năng vào nhiệm vụ đảm bảo ATGT.
Nếu như TNGT xảy ra bắt nguồn từ nguyên nhân hạ tầng giao thông yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu thì trách nhiệm lúc đó đương nhiên thuộc về Bộ GTVT cũng như các đơn vị có liên quan. Ngược lại, nếu như TNGT xảy ra lỗi thuộc về công tác sát hạch, quản lý, cấp GPLX thì lúc đó trách nhiệm lại thuộc về Bộ Công an. “Sự rạch ròi này là rất cần thiết để tất cả các bộ, ban, ngành chức năng và đặc biệt là ngay cả lái xe, người điều khiển phương tiện cũng thấy được trách nhiệm của mình trong công tác đảm bảo ATGT”- Trung tá Nguyễn Anh Tuấn nói.
Đại úy Trần Quang Chinh - Đội phó Đội CSGT số 6 nói: “Tình trạng lái xe sử dụng GPLX giả diễn ra khá nhiều. Không chỉ vậy, việc lái xe bỏ lại GPLX sau khi bị CSGT xử phạt cũng không ít. Có những lỗi vi phạm CSGT lập biên bản xử phạt thì số tiền phạt rất lớn, thời gian tạm giữ GPLX. Nhiều lái xe đã đi làm lại GPLX mới hoặc tệ hơn là mua GPLX giả để tiếp tục tham gia giao thông. Việc này không những khiến cho hiệu lực xử lý giảm đi mà còn gia tăng nguy cơ xảy ra TNGT từ những lái xe vô ý thức, coi thường tính mạng sức khỏe của người khác như trên.
Phân tích sâu về nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, Trung tá Vũ Văn Hoài - Đội trưởng Đội CSGT số 12 đánh giá: “Công tác quản lý, đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay còn rất nhiều bất cập. Có thời kỳ, lái xe sát hạch gần như đỗ lý thuyết tới 98%. Đây là một tỷ lệ rất cao, gần như đạt ngưỡng tuyệt đối. Điều này lại hoàn toàn trái ngược với những gì đang diễn ra trên thực tế khi số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng có nguyên nhân từ ý thức của lái xe chiếm tỷ lệ rất lớn. Không thể có chuyện điểm lý thuyết của lái xe khi sát hạch đạt tuyệt đối, nhưng khi điều khiển phương tiện trên đường lại không phân biệt được ý nghĩa của các biển báo. Nhiều lái xe sau khi học xong, được cấp bằng lái nhưng chỉ biết tiến chứ không biết lùi xe. Chất lượng đào tạo, sát hạch rõ ràng rất có vấn đề”.
Chúng ta không chỉ quản lý chặt khâu đào tạo, sát hạch cấp GPLX mà còn phải đào tạo ý thức cho lái xe một cách chuyên nghiệp. Văn hóa giao thông chỉ có thể hình thành và lan tỏa từ chính mỗi lái xe, người tham gia giao thông. Trong đó các lái xe có vai trò quan trọng nhất tạo nên dòng chảy giao thông văn minh trên đường. “Khi đầu ra lỏng lẻo, dễ dãi thì sẽ không thể tạo nên được một lái xe có ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Việc Bộ Công an sát hạch và cấp GPLX không chỉ sát hạch, kiểm tra về trình độ, mà cao hơn hết là kiểm tra, đánh giá ý thức, văn hóa của người cầm lái đối với xã hội, cộng đồng và chính bản thân họ khi tham gia giao thông”- Trung tá Vũ Văn Hoài cho hay.
Hai phương án đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ra sao? |
Tước giấy phép lái xe tải 2 tháng vì không nhường đường xe ưu tiên |
Ngày đăng: 08:15 | 14/09/2020
/ anninhthudo.vn