Với sự thúc giục từ cơ quan tình báo, Anh năm 1971 giáng đòn mạnh vào mạng lưới gián điệp Liên Xô ở nước này.

don truc xuat 105 nhan vien ngoai giao lien xo tai anh gan 50 nam truoc

Thủ tướng Anh Edward Heath (phải) và Ngoại trưởng Anh Alec Douglas-Home trong bức ảnh chụp năm 1970. Ảnh: Central Press.

Trong động thái nhằm phản ứng trước vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại Anh hồi đầu tháng ba, London đã trục xuất 23 nhân viên ngoại giao Nga, khiến một loạt nước có hành động tương tự. Tiêu biểu trong số đó là Mỹ, nước trục xuất 60 người bị cho là gián điệp hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao.

Việc này gợi nhớ đến chiến dịch Foot vào tháng 9/1971, khi Anh trục xuất 105 nhân viên ngoại giao Liên Xô. Chiến dịch là kết quả của sức ép mà cơ quan an ninh Anh MI5 tạo ra đối với chính phủ để ứng phó với việc số nhân viên ngoại giao Liên Xô bị nghi dính líu đến hoạt động gián điệp ở Anh ngày càng tăng.

Năm 1971, có gần 1.000 nhân viên ngoại giao, thương mại Liên Xô cùng với vợ/chồng ở Anh, cao hơn bất cứ nước phương Tây nào. MI5 ước tính khoảng 25% phần trăm số này tham gia "các hoạt động phi ngoại giao", thuật ngữ tế nhị ám chỉ đến hoạt động gián điệp.

MI5 không thể giám sát tất cả họ nên tìm cách gây sức ép để trục xuất những nhân viên Liên Xô bị nghi ngờ hoạt động gián điệp. MI5 cảnh báo có ít nhất 120 nhân viên tình báo Liên Xô hoạt động ở Anh và mục tiêu của họ bao gồm Văn phòng Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, dự án sản xuất động cơ Olympus 593 cho máy bay siêu thanh Concorde và các dự án năng lượng nguyên tử và điện tử máy tính.

Đòn giáng vào tình báo Liên Xô

Ngoại trưởng Anh Alec Douglas-Home và Bộ trưởng Nội vụ Anh Reginald Maudling quyết định đương đầu mạnh mẽ với Liên Xô sau khi nhận được thông tin cảnh báo trên. Trước tiên, các quan chức Anh cố gắng thuyết phục Liên Xô rút những người này về nước nhưng không có kết quả. Tháng 6/1970, Ngoại trưởng Anh Alec Douglas-Home đã kín đáo nêu vấn đề này với người đồng cấp Liên Xô Andrei Gromyko nhưng bị ông này phản bác. "Các con số mà ông đưa ra không đúng với sự thật vì Liên Xô không có gián điệp tại Anh", Gromyko nói.

Tháng 9/1971, tình hình thay đổi khi Oleg Lyalin, một sĩ quan của Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) đóng tại London, đào ngũ về phía Anh. Lyalin là sĩ quan cấp cao của Cục V, phân bộ tình báo nước ngoài của KGB có trách nhiệm thực hiện các vụ phá hoại và tấn công bí mật. Trong cuộc thẩm vấn của MI5 tại một nơi trú ẩn an toàn ở London, Lyanlin cho biết ông được giao nhiệm vụ lên kế hoạch xây dựng mạng lưới phá hoại ở Anh để sẵn sàng hoạt động trong trường hợp Thế chiến III xảy ra.

don truc xuat 105 nhan vien ngoai giao lien xo tai anh gan 50 nam truoc

Oleg Lyalin, điệp viên của KGB đào ngũ về phía Anh năm 1971. Ảnh: dayzeroalert.

Vụ đào ngũ của Lyalin cùng thông tin mà ông tiết lộ đã tạo cho London cái cớ hoàn hảo để tấn công mạng lưới tình báo của Liên Xô tại Anh. MI5 xác định có 90 nhân viên KGB và Cơ quan Tình báo quân đội Liên Xô (GRU) đang làm việc dưới vỏ bỏ là nhân viên ngoại giao ở Anh và hơn 15 nhân viên tình báo khác đang nghỉ phép.

Theo khuyến nghị của MI5, ngày 24/9/1971, Văn phòng Ngoại giao Anh đã triệu tập đại biện lâm thời của Liên Xô ở London đến và thông báo với ông rằng họ sẽ trục xuất 105 nhân viên Liên Xô. Tối hôm đó, các quan chức MI5 và Văn phòng Ngoại giao Anh mở tiệc cocktail mừng chiến thắng tại London. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cũng gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt đến các đồng nghiệp ở Anh dù CIA không thuyết phục được Bộ Ngoại giao Mỹ làm điều tương tự như Anh.

Sự lưỡng lự của Bộ Ngoại giao Mỹ đã khiến Liên Xô thành công trong việc thu thập thông tin tình báo ở nước này vào thời Chiến tranh Lạnh. KGB đã thâm nhập sâu rộng vào giới doanh nhân và nhà thầu quốc phòng Mỹ, lấy được nhiều bí mật khoa học và công nghệ. Trong suốt đầu thập niên 1980, khoảng 70% hệ thống vũ khí được sử dụng ở các nước thuộc Khối hiệp ước Warszawa do Liên Xô đứng đầu có nguồn gốc từ công nghệ của phương Tây, chủ yếu là Mỹ.

Trong cuốn sách nhan đề "Sáu thời khắc khủng hoảng: Bên trong chính sách ngoại giao của Anh" phát hành vào năm 2012, tác giả Gill Bennett gọi quyết định trục xuất 105 nhà ngoại giao là điều chưa có tiền lệ và gây sốc không chỉ cho Điện Kremlin mà cả cộng động quốc tế.

Sự kiện khiến quan hệ giữa Anh và Liên Xô xấu đi trầm trọng. Ngoại trưởng Nga Andrei Gromyko rất giận dữ khi ông gặp người đồng cấp Anh Douglas-Home tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Ông Gromyko đã mô tả các cáo buộc của Anh là "sự bịa đặt hoàn toàn". Tuy nhiên, Liên Xô chỉ trả đũa bằng cách trục xuất 18 nhân viên ngoại giao Anh.

Một cuốn sách viết về lịch sử của MI5 phát hành năm 2009 nói rằng chiến dịch Foot đã mở ra bước ngoặt cho những thành công tiếp theo của Anh trong công tác phản gián vào thời Chiến tranh Lạnh. Anh trở thành mục tiêu tình báo khó nhằn đối với Liên Xô. "Chiến dịch Foot giáng một đòn nặng nề cho mạng lưới tình báo Liên Xô ở Anh", Oleg Kalugin, cựu quan chức cấp cao của KGB, thừa nhận.

Hồng Vân

don truc xuat 105 nhan vien ngoai giao lien xo tai anh gan 50 nam truoc Bulgaria tuyên bố không trục xuất các nhà ngoại giao Nga

Sofia cho rằng cần duy trì liên lạc với Moscow và tìm thêm bằng chứng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal trước khi ...

don truc xuat 105 nhan vien ngoai giao lien xo tai anh gan 50 nam truoc Những vỏ bọc của điệp viên Nga khiến Mỹ bất lực

Quan chức Mỹ cho rằng điệp viên Nga có nhiều chiến thuật hoạt động, khiến Washington không đủ sức theo dõi toàn bộ mạng lưới ...

don truc xuat 105 nhan vien ngoai giao lien xo tai anh gan 50 nam truoc Vụ điệp viên: Mạng lưới ngoại giao Nga "khủng" đến mức nào?

Quyết định trục xuất 140 nhà ngoại giao Nga ở 28 nước và 1 tổ chức gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất ...

don truc xuat 105 nhan vien ngoai giao lien xo tai anh gan 50 nam truoc Trump ra quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga như thế nào?

Sau khi được các phụ tá tư vấn ba cách để trừng phạt Nga, Trump đã chọn phương án có cấp độ trung bình.

Ngày đăng: 08:00 | 31/03/2018

/ https://vnexpress.net