Mục tiêu top 15, top 10 đã được Thủ tướng chính thức “đặt hàng” cho nông nghiệp: “10 năm tới phải đứng vào top 15 các nước phát triển nhất thế giới, chế biến nông sản đứng top 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu”.

don hang cua thu tuong

don hang cua thu tuong

Mục tiêu top 15, top 10 đã được Thủ tướng chính thức “đặt hàng” cho nông nghiệp: “10 năm tới phải đứng vào top 15 các nước phát triển nhất thế giới, chế biến nông sản đứng top 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu”.

Đúng! Không có gì thiếu logic ở tham vọng “top thế giới” với một nền nông nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Nhưng làm thế nào để thực hiện đơn hàng của Thủ tướng lại không hề đơn giản và phải thực sự nỗ lực chứ không thể nói khơi khơi, làm khơi khơi mà được.

Đầu tiên là chuyện tiền.

Năm ngoái, khi ĐBQH Trần Hoàng Ngân chất vấn con số chỉ 0,9-1% vốn FDI vào nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải thích đơn giản nhưng cực kỳ chính xác: Vốn FDI vào nông nghiệp rất hạn chế là do đặc thù cơ chế đất đai manh mún, nhỏ lẻ, không cho phép tích tụ đất đai, áp dụng các cánh đồng mẫu lớn.

Chỉ 0,9 đến 1%. Ít. Đã thế “hầu hết các dự án đầu tư đều thất bại”.

Chúng tôi có lần đặt câu hỏi rằng tại sao một tập đoàn như Hoàng Anh Gia Lai lại sang Lào, Campuchia đầu tư nông nghiệp? Câu trả lời đơn giản. Đó là những quốc gia mà nhà đầu tư có thể thỏa thuận để có một cánh đồng mỗi chiều dài bằng từ Hà Nội đến Hải Dương. Và chỉ phải thỏa thuận với một vài chủ đất.

Tưởng tượng nếu cánh đồng đó ở VN, có lẽ, sẽ phải là hàng ngàn, thậm chí hàng vạn chủ đất, mà “5 người thì 10 ý”.

Muốn có tiền đầu tư, phải có một cuộc cách mạng trong tư duy để phá bỏ tư duy tiểu nông để tạo ra được “mảnh đất lớn”- một yếu tố có tính chất quyết định để sản xuất hàng hóa nông nghiệp.

Qua nhân tố con người. Có một con số: 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Nghe có vẻ nhiều, nhưng thực tế, 49.600 DN này chỉ chiếm 8% trong tổng số DN, hầu hết đều quy mô nhỏ, siêu nhỏ, thậm chí nhỏ li ti, với năng suất lao động chỉ hơn “hái lượm” chút xíu.

Thiếu, ít, quy mô quá nhỏ, trong khi doanh nghiệp lại là yếu tố then chốt trong chế biến và giải quyết vấn đề thị trường, xuất khẩu, nông nghiệp, nông sản luôn ùn tắc, được mùa mất giá là chuyện quá logic.

Trong hội nghị, được nhiều DN kỳ vọng như một “Diên hồng của nông nghiệp”, có một thực tế được chính Thủ tướng xác nhận, rằng: "Môi trường đầu tư kinh doanh đang trói chân DN".

Trói chân, chẳng hạn vì 16 bước để thực hiện một dự án đầu tư, vì bị hành: "Có DN phản ánh trong vòng 20 ngày phải tiếp tới 7 đoàn thanh tra, kiểm tra...".

Muốn thực hiện được “đơn hàng” của Thủ tướng có khi chỉ đơn giản bằng việc tạo ra một “mảnh ruộng lớn”, một bầu không khí dễ thở cho DN.

don hang cua thu tuong Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới thi cử cần có lộ trình

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 sáng 2/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói phải kiên trì theo đường hướng ...

don hang cua thu tuong Bí ẩn lý do Thái Lan bất ngờ yêu cầu Anh dẫn độ cựu Thủ tướng Yingluck

Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Anh dẫn độ nữ cựu Thủ tướng Yingluck về nước. Tuy nhiên lý do Chính phủ Thái Lan ...

don hang cua thu tuong Thủ tướng Chính phủ và đơn hàng đặc biệt với ngành nông nghiệp

Tại sự kiện được xem như “Hội nghị Diên Hồng” cho các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ...

Ngày đăng: 08:10 | 03/08/2018

/ https://laodong.vn