“Mua đồ thờ cúng và vàng mã là một việc đối thoại với quá khứ, còn mua sách là đối thoại với tương lai của xã hội, khi người dân, quan chức và trí thức mua sách ít hơn nhiều lần mua vàng mã và đồ thờ cúng có nghĩa là xã hội chúng ta lo đối thoại với quá khứ và hiện tại nhiều hơn rất nhiều so với việc đối thoại với tương lai”, đó là ý kiến của ông Đỗ Hoàng Sơn - Giám đốc Cty sách Long Minh - liên quan đến thông tin người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em.

doi thoai voi tuong lai hay cau xin qua khu

Chia sẻ

Khái niệm “đối thoại với tương lai” thật thú vị, và tất nhiên, muốn có được cuộc đối thoại trong tương lai thì phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay tri thức làm công cụ đối thoại, nếu không thì lấy gì để nói. Tương lai đó có thể được dự báo, nhưng cũng có thể xảy ra những điều vượt quá sự dự báo. Cách mạng công nghiệp 4.0 là dự báo và hiện thực, nhưng đó chắc chắn không phải là giới hạn cuối cùng.

Khi mà thế giới huy động tất cả các nguồn lực để đầu tư cho cuộc đối thoại với tương lai, thì chúng ta không thể lầm lũi đi về phía quá khứ, với những van vái, lo toan chuyện họa phúc, cầu xin lợi danh và sự thành công với một cõi âm và cho rằng là tâm linh tín ngưỡng. Không có cơ sở nào cho sự thành công bằng lời cầu xin, nó chỉ có được bằng nỗ lực học tập và lao động. Đánh đồng sự mê tín với niềm tin tôn giáo chỉ làm cho chúng ta u mê thêm mà thôi.

Thật khó có thể tin được khi số tiền mua vàng mã để đốt ở đền Bà Chúa Kho ước tính mỗi năm từ 80-100 tỉ đồng. Tổng mức chi tiêu cho cúng lễ năm 2016 là 16.000 tỉ đồng, năm 2017 tuy chưa thống kê nhưng chắc chắn cao hơn.

Tiền đổ vào vàng mã và cúng lễ quá lớn, quá lãng phí, nhưng đầu tư cho sách truyện cho trẻ em lại quá thấp. Con cái chúng ta không chỉ bị cắt xén bớt nguồn đầu tư cho đối thoại tương lai, mà nguy hiểm hơn là chúng “trưởng thành” trong một môi trường ô nhiễm mê tín. Con cái chúng ta sẽ nỗ lực học hành, vươn tới chân trời khoa học để thành công hay không khi chúng chứng kiến hàng vạn người, trong đó, có ông bà cha mẹ chúng lạy lục với quá khứ để cầu xin lợi danh. Không phải một vài trường hợp, mà số đông đang mê đắm như vậy.

Đầu độc sự mê tín đáng sợ hơn cả việc đốt hàng chục nghìn tỉ đồng thành tro bụi.

Các nước văn minh, tiến bộ, thịnh vượng, hùng mạnh, tạo ra các sản phẩm có giá trị cho nhân loại gần như không có chuyện đi cầu xin quá khứ mà chỉ đầu tư cho đối thoại với tương lai.

doi thoai voi tuong lai hay cau xin qua khu Người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em: Quá lãng phí?

Theo TS Trần Hữu Sơn, việc người Việt bỏ ra tiền tỉ để chi tiêu cho mua đồ cúng lễ, trong đó có vàng mã, ...

doi thoai voi tuong lai hay cau xin qua khu Bỏ tục đốt vàng mã: Cần áp thuế mức cao để hạn chế sản xuất và tiêu thụ

GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đề xuất, để hạn chế việc người dân đốt vàng mã một ...

Ngày đăng: 09:59 | 06/03/2018

/ https://laodong.vn