Hành vi của doanh nhân Khải Silk làm giả hàng hóa, xuất xứ nguồn gốc, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.
Hành vi làm giả xứ, nguồn gốc của hàng dệt may Trung Quốc để đưa vào thị trường Việt Nam và gắn mác nhãn hàng trong nước đã gây sự bất bình trong dư luận.
Ngay sau đó, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã vào cuộc để làm rõ sự việc.
Đánh giá của giới luật sư, hành vi của doanh nhân Khải Silk có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm tù.
Trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh tiếc nuối với những thành quả mà doanh nhân này đã dày công gây dựng vài chục thập niên qua.
Luật sư Hậu phân tích, theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu. |
Mặt hàng mà Khaisilk kinh doanh được xác định là hàng giả do có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa lại được dán nhãn với nội dung sản xuất tại Việt Nam.
Căn cứ vào Điểm e Khoản 8 Điều 3, hành vi của Khải Silk có dấu hiệu kinh doanh hàng giả gồm:
“Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”.
Căn cứ vào quy định Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa bị cấm thực hiện hành vi:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung”.
Điều này cũng quy định cụ thể: Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Hành vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa của Khải Silk đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 tùy theo mức độ của hành vi.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), tổ chức thực hiện hành vi trên còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội sản xuất, mua bán hàng giả.
Pháp nhân thương mại về tội sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị áp dụng vào điều 192 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
“Điều 192 Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Làm chết người; i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; n) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên; c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Nguyễn Minh Hùng, Khải silk- 2 người chọn “giàu hèn”
Khi khóc nức nở mong được nhẹ tội, ông Nguyễn Minh Hùng có nhớ lúc đút đầy túi tiền từ buôn bán thuốc bất lương ... |
Kiểm tra cửa hàng Khaisilk ở TP HCM, báo chí không được vào
Các cửa hàng của Khaisilk đều có người đứng chặn, chỉ cho cán bộ mặc sắc phục QLTT vào trong. |
Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ khăn lụa Khaisilk
Liên quan đến bê bối khăn lụa Khaisilk có mác Made in China, Tổng cục Hải quan ngày 31-10 cho biết đã chủ động rà ... |
Khải Silk có thực sự hoàn tiền cho khách hàng như đã hứa?
Liên quan đến bê bối một sản phẩm 2 nhãn mác và lời thú nhận bán hàng Trung Quốc gán mác made in Việt Nam ... |
(http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Doanh-nhan-Khai-Silk-co-the-bi-phat-den-15-nam-tu-post180877.gd)
Ngày đăng: 09:40 | 01/11/2017
/ Theo Đan Quỳnh/Giáo dục Việt Nam