Nhiều doanh nghiệp từng “xù” ký hợp đồng gạo dự trữ quốc gia hồi tháng 3.2020 lại tiếp tục trúng thầu trong lần đấu thầu mới.
Ngày 19.5, Cục Dự trữ khu vực Nam Tây Nguyên (Tổng cục Dự trữ Nhà nước – Bộ Tài chính) đã có thông báo kết quả đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia vừa mở thầu đợt 2 (mở ngày 12.5).
Theo đó, Công ty cổ phần thực phẩm thiên nhiên King Green trúng gói thầu số 1 cung cấp 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia tại Chi cục dự trữ Nhà nước Đắk Lắk. Giá trúng thầu hơn 12 tỉ đồng.
Các gói thầu số 2, 3 và 4 do Công ty TNHH Phát Tài trúng thầu cung cấp 2.800 tấn gạo (gồm gói số 2, 3 mỗi gói 1.000 tấn và gói số 4 là 800 tấn) nhập kho dự trữ của Chi cục dự trữ Nhà nước Đắk Lắk.
Đáng chú ý trước đó, Công ty TNHH Phát Tài đã “xù” hợp đồng cung cấp gạo dự trữ tại đợt đấu thầu lần 1. Doanh nghiệp này đã từ chối ký hợp đồng cung cấp 17.940 tấn gạo cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Mỹ Tường cũng trúng thầu cung cấp 1.000 tấn gạo với giá trị hơn 12 tỉ đồng. Doanh nghiệp cũng lọt vào danh sách “đen” khi đã không ký hợp đồng cung cấp 900 tấn gạo ở đợt 1. Tương tự, Công ty Lương thực Hà Tĩnh đã từ chối kỳ hợp đồng 17.855 tấn gạo ở đợt 1, nhưng lần này tiếp tục trúng gói thầu số 6 với 900 tấn gạo, giá trị gần 11 tỉ đồng. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên đã yêu cầu các doanh nghiệp trúng thầu chậm nhất đến ngày 20.5 phải đến cơ quan này để ký hợp đồng mua bán gạo.
Ngoài ra, tối đa 50 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, đồng thời đảm bảo gạo nhập kho dự trữ quốc gia xong trước ngày 30.6.2020.
Trước đó, theo kết quả mở thầu ngày 12.3.2020 tổng cộng có 28 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia đợt 1 năm 2020 với số lượng 178.000 tấn. Hết thời hạn phải ký hợp đồng, đã có 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng, với số gạo trúng thầu là 170.300 tấn; 2 doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp một phần số lượng gạo đã trúng thầu là 1.800 tấn. Chỉ có 2 doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp đủ số lượng gạo trúng thầu là 5.900 tấn.
Trước đó, liên quan đến một số doanh nghiệp "xù" bán gạo dự trữ nhà nước vẫn được tái đấu thầu, trao đổi với PV Lao Động, một lãnh đạo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết: Về nguyên tắc, doanh nghiệp đấu thầu gạo, khi trúng thầu và chưa ký hợp đồng vì nhiều lý do khác nhau mà không bán gạo cho Dự trữ Nhà nước, sẽ chỉ bị tịch thu tiền bảo đảm thầu. Nếu ký rồi mà không thực hiện thì bị phạt thu phí thực hiện hợp đồng và trong 3 đến 5 năm không được tham gia đầu thầu.
Theo vị lãnh đạo này, một số doanh nghiệp trong đợt đấu thầu lần 1 mới đang thương thảo nhưng chưa ký nên theo luật vẫn được đấu thầu lại.
Trước đó, liên quan đến một số doanh nghiệp "xù" bán gạo dự trữ nhà nước vẫn được tái đấu thầu, trao đổi với PV Lao Động, một lãnh đạo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết: Về nguyên tắc, doanh nghiệp đấu thầu gạo, khi trúng thầu và chưa ký hợp đồng vì nhiều lý do khác nhau mà không bán gạo cho Dự trữ Nhà nước, sẽ chỉ bị tịch thu tiền bảo đảm thầu. Nếu ký rồi mà không thực hiện thì bị phạt thu phí thực hiện hợp đồng và trong 3 đến 5 năm không được tham gia đầu thầu.
Theo vị lãnh đạo này, một số doanh nghiệp trong đợt đấu thầu lần 1 mới đang thương thảo nhưng chưa ký nên theo luật vẫn được đấu thầu lại.
CAO NGUYÊN
Doanh nghiệp từng “xù” hợp đồng lại trúng thầu cung cấp gạo dự trữ
Nhiều doanh nghiệp từng “xù” ký hợp đồng gạo dự trữ quốc gia hồi tháng 3.2020 lại tiếp tục trúng thầu trong lần đấu thầu ... |
Cục dự trữ Thanh Hóa xuất gạo ồ ạt khỏi kho trước ngày bị thanh tra
Trong 2 ngày 25-26/4 tại kho B04 thuộc Chi cục dự trữ nhà nước (DTNN) Hà Trung, Thanh Hóa bất ngờ cho xuất gạo ồ ... |
Nghi vấn thông đồng giữa các Cục Dự trữ Nhà nước và doanh nghiệp
Ông Đặng Ngọc Tuyến, Phó Chánh thanh tra Bộ Tài chính cho biết đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an đề nghị làm rõ ... |
Ngày đăng: 14:19 | 19/05/2020
/ laodong.vn