Từ năm 2017 trở về trước, hàng loạt doanh nghiệp “ma” được thành lập để buôn lậu thường tập trung ở khu vực cùng ven ở TP.HCM. Nay địa chỉ đăng ký doanh nghiệp đã được các đối tượng chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn sử dụng chiêu thức cũ để buôn lậu.
Mới đây, chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khởi tố hình sự về tội “buôn lậu”, đối với công ty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại - Xuất nhập khẩu New Bình Phước (đường số 3, khu phố 2, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).
Trước đó, vào cuối năm 2017 doanh nghiệp này nhập khẩu 1 container về cảng Cát Lái, TP.HCM. Tuy nhiên, qua soi chiếu, lực lượng chức năng phát hiện số hàng trên là hàng cấm nên đưa vào diện giám sát trọng điểm. Điều đáng nói, đại diện công ty này đã từ chối nhận hàng.
New Bình Phước thành lập vào tháng 1/2017, có người đại diện pháp luật là bà Tạ Thị Mỹ Duyên.
Qua kiểm tra, lô hàng này đều là đồ điện gia dụng, đã qua sử dụng (thuộc danh mục cấm nhập khẩu) với hàng trăm máy giặt, máy lạnh, nồi cơm điện, bếp từ với trị giá trên 1,1 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra tại trụ sở thì doanh nghiệp này không hoạt động. Đại diện chi cục Thuế thị xã Đồng Xoài cũng cho biết: “Doanh nghiệp này chưa nộp hồ sơ khai thuế và không có doanh nghiệp nào hoạt động tại địa chỉ đăng ký nêu trên”. Dù vậy trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, New Bình Phước vẫn đang trong tình hoạt động?.
Mẫu dấu của New Bình Phước.
Theo thông tin mà PV điều tra, thu thập được, New Bình Phước được thành lập vào tháng 1/2017, có người đại diện pháp luật là bà Tạ Thị Mỹ Duyên, ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
Hiện, chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cũng đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.HCM) xác minh, điều tra công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Hoàng Tấn Phát (số 29, tổ 8, thôn Phú Lợi, huyện Riềng, tỉnh Bình Phước) để điều tra hành vi “buôn lậu”.
Các doanh nghiệp này chỉ thành lập được vài tháng là “buôn lậu”.
Theo đó doanh nghiệp này cũng sử dụng chiêu thức nhập khẩu các mặt hàng điện lạnh đã qua sử dụng, với giá trị lô hàng gần 1,7 tỷ đồng. Số hàng này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy nhiên khi bị phát hiện, công ty này đã từ chối nhận hàng với lý do người gửi nhầm lẫn, công ty không ký hợp đồng mua mặt hàng này.
Theo thông tin PV có được, công ty này có người đại diện pháp luật là Hoàng Tấn Phát, bắt đầu hoạt động từ ngày 16/5/2017. Rõ ràng các doanh nghiệp này chỉ thành lập được vài tháng là “buôn lậu”.
Tìm hiểu của PV cho thấy, hàng loạt doanh nghiệp “ma” thời gian qua tập trung ở khu vực TP.HCM như: quận 2, Tân Bình, Tân Phú… nay đã được các “ông trùm” chuyển về tỉnh Bình Phước. Thời gian gần đây, lực lượng hải quan đã phát hiện nhiều doanh nghiệp “ma” đăng ký địa chỉ kinh doanh tại Bình Phước để buôn lậu cùng nhóm mặt hàng: điện lạnh, điện gia dụng…
Chiêu thức được sử dụng là từ chối nhận hàng khi bị phát hiện. Sau đó, các đối tượng này tiếp tục lập công ty mới để hoạt động. Chưa biết, khi tỉnh Bình Phước đưa vào tầm ngắm thì địa phương nào sẽ được các “ông trùm” này lựa chọn tiếp theo.
“Theo nhận định của chúng tôi, các đối tượng buôn lậu đã sử dụng giấy tờ, hồ sơ giả mạo để thành lập doanh nghiệp, sử dụng pháp nhân để đi buôn lậu”, một cán bộ Hải quan TP.HCM cho biết.
Dù các vụ việc bị phát hiện, lực lượng chức năng cũng chỉ ngăn chặn, chứ chưa thể xử lý triệt để, tóm được các “ông trùm”.
Dù các vụ việc bị phát hiện, lực lượng chức năng cũng chỉ ngăn chặn, chứ chưa thể xử lý triệt để, tóm được các “ông trùm”, ngay cả khi có quyết định khởi tố vụ án. Thực tế có nhiều vụ việc đã bị khởi tố. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa thể tìm ra thủ phạm và nhiều trong số đó đã phải tạm dừng điều tra.
Điển hình nhất là 6 vụ buôn lậu ngà voi qua cảng Cát Lái do cục Hải quan TP.HCM phát hiện năm 2017, đến nay đã phải tạm dừng điều tra, do không thể truy tìm được chủ thể vi phạm.
Ông Phan Minh Lê, Phó Cục trưởng cục Hải quan TP.HCM cho biết: “Một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng trong thành lập doanh nghiệp, lợi dụng pháp nhân để buôn lậu. Tuy nhiên, các ông chủ đứng đằng sau thì rất khó phát hiện, bắt giữ. Đây đang là thách thức lớn đối với hải quan và cơ quan chức năng”.
Cũng theo ông Lê, thời gian qua đã có hàng trăm container hàng lậu, hàng cấm bị chặn bắt tại cửa khẩu đều chưa thể xử lý được, do chưa thể xác định được chủ thể vi phạm.
Ông chủ cà phê Trung Nguyên thắng kiện vợ, đòi lại con dấu
HĐXX chấp nhận đơn kiện của ông Vũ, yêu cầu bà Thảo trả lại cho Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên con dấu ... |
\'Tốc độ của niềm tin\': Sách hay bậc nhất về xây dựng thương hiệu
“Tốc độ của niềm tin là một trong số những cuốn sách hay nhất về cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà tôi ... |
Miền Tây mệt mỏi vì BOT
Nhiều ngày qua các tài xế và người dân phản ứng BOT ở khu vực miền Tây khiến tất cả đều mệt mỏi. Không chỉ ... |
Kiếm trăm triệu từ khởi nghiệp trên mạng
Kinh doanh online đang mở ra cơ hội không chỉ cho các doanh nghiệp mà ngay cả nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên ... |
Ngày đăng: 13:30 | 31/03/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn