Đánh giá tác động môi trường chỉ là bước đầu, muốn đổ 2,5 triệu m3 xuống biển Quảng Bình cần phải có nhiều bước kiểm tra tiếp theo.
Ngày 14/8/2018, nói về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất nhận chìm 2,5 triệu m3 bùn thải xuống biển Quảng Bình khi thực hiện dự án cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, TS Nguyễn Thế Đồng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường không đồng nghĩa chủ đầu tư được đổ bùn thải xuống biển.
Theo ông Đồng, hiện nay Bộ TN-MT chưa đủ thông tin về đề xuất của Trung tâm Điện lực Quảng Trạch nên phải yêu cầu đơn vị này phải bổ sung.
Cụ thể, phải tiếp tục lấy mẫu, bổ sung, đánh giá thành phần, đặc tính vật, chất tại khu vực dự kiến nạo vét và nhận chìm; thiết kế làm rõ phương án thi công; công nghệ nạo vét, đổ thải và nhận chìm phù hợp để giảm thiểu các tác động đến môi trường xung quanh; xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, quan trắc môi trường liên quan đến hoạt động nạo vét, vận chuyển và nhận chìm trong giai đoạn thi công nhận chìm ở biển.
Đảo Hòn La - Quảng Bình cách nơi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất đổ 2,5 triệu m3 bùn thải 4 hải lý.
"Trung tâm Điện lực Quảng Trạch phải khảo sát, hoàn thiện những yêu cầu bổ sung, trình Hội đồng thẩm định xem xét lại. Nếu không, chủ đầu tư phải đề nghị tỉnh Quảng Bình đề xuất cho vị trí khác để xem xét lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khác, thậm chí thay đổi giải pháp xử lý vật liệu nạo vét…" - ông Đồng nói.
Dự án cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm Điện lực Việt Nam phục vụ việc nhập than cho Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. Để thực hiện việc này, chủ đầu tư phải nạo vét để tàu tải trọng lớn có thể cập cảng. Một phần nhỏ khối lượng vật chất nạo vét được sử dụng để san lấp. Khoảng 2,5 triệu m3 vật chất nạo vét có phương án xử lý là nhận chìm xuống biển.
Vị trí nhận chìm cách bờ biển khoảng 4,5 hải lý, cách phao số 0 Hòn La khoảng 4 hải lý về phía tây nam, cách đảo Hòn La khoảng 3,5 hải lý về phía tây, cách Mũi Độc khoảng 5 hải lý về phía tây bắc, cách đảo Hòn Gió khoảng 5 hải lý về phía đông nam.
Cảng vụ Quảng Bình cho rằng, việc nhận chìm vật liệu nạo vét với khối lượng 2,5 triệu m3 không ảnh hưởng đến tuyến hàng hải của tàu thuyền. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường không đồng ý. Việc nhận chìm một khối lượng đất, cát khổng lồ xuống lòng biển Hòn La sẽ gây ra thảm họa môi trường cục bộ, bởi đáy biển Hòn La có một hệ sinh thái đa dạng và nhạy cảm, đặc biệt là hệ sinh thái san hô, có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
PGS-TS Nguyễn Tác An – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học – khẳng định trầm tích dưới biển cũng như khối u ung thư. Nếu nó nằm yên ở dưới đó thì không sao nhưng khi đã moi lên rồi mà không biết cách xử lý sẽ gây tác hại rất lớn. Quốc tế cũng đã có 2 bộ tài liệu hướng dẫn về việc nhận chìm bùn thải xuống biển để tránh được tác hại.
Các nước trên thế giới vẫn nhận chìm bùn thải xuống biển bình thường, thậm chí còn nhận chìm cả chất thải độc hại. Tuy nhiên, họ làm đúng bài bản vì mục tiêu dân sinh nên được người dân ủng hộ. “Việt Nam mình thường thì sợ tốn kém nên cứ thế mang ra đổ, ai chết, người đó chịu chứ không theo phương pháp trong tài liệu quốc tế đã chỉ dẫn” – PGS-TS Nguyễn Tác An lo ngại.
200 công nhân trắng đêm nạo vét hồ Hoàn Kiếm
Từ đêm 28/11, công ty thoát nước Hà Nội đã huy động hàng trăm công nhân cùng nhiều phương tiện, thiết bị bắt đầu nạo ... |
Đề xuất cấp phép nhận chìm 439.000 m3 bùn thải xuống biển Quy Nhơn
Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đang xem xét để cấp phép nhận chìm 439.000 m3 chất thải nạo vét duy tu luồng ... |
Ngày đăng: 08:16 | 15/08/2018
/ http://baodatviet.vn