Suốt 3 năm doanh thu vẫn đạt 1,8 tỷ đồng /ngày, còn thấp hơn thời điểm năm 2016 trong khi lưu lượng phương tiện qua lại tăng là vô lý

Quản lý máy móc

Báo chí đăng tải về lưu lượng xe tại trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) trong tháng 5/2019 đạt khoảng 60 tỷ đồng, bình quân 25.000 lượt xe/ngày.

dieu la lung tai bot phap van co che giau gi
Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ lưu lượng tăng nhưng doanh thu không tăng là vô lý. Ảnh: Zing

Nếu quy về dạng xe tiêu chuẩn thì mỗi ngày trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu được tổng số tiền 1,6 đến 1,8 tỷ đồng/ngày. Theo tính toán, với mức thu và lưu lượng này, chỉ cần 11 năm 7 tháng chứ không cần phải dến 17 năm 3 tháng như trong hợp đồng.

Bình luận về vấn đề này, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông cho biết, tại trạm BOT Pháp Vân, thống kê thời điểm Tết, một ngày trạm còn đón tới 125.000 xe/ngày (gấp 5 lần thống kê ngày bình thường được công bố), lưu lượng tăng rất nhiều.

Xu hướng này sẽ ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng ô tô của người dân ngày càng tăng, lưu lượng phương tiện đi lại cũng ngày càng tăng, đặc biệt là tuyến QL1 qua trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Tuy nhiên, Bộ GTVT đang cho thấy một tính toán bất hợp lý, đi ngược lại quy luật tự nhiên đó là: lưu lượng phương tiện càng tăng (lưu lượng tăng thì doanh thu cũng sẽ tăng), đường càng xấu, chi phí khấu hao càng giảm, nhưng giá phí lại tăng.

TS Thủy nhấn mạnh, việc cam kết tăng phí 3 năm một lần từ 12 - 18% cho nhà đầu tư của Bộ GTVT là hết sức vô lý và phải xem xét, xóa bỏ điều khoản này. Việc điều chỉnh tăng phí 3 năm theo hợp đồng mà không nhìn vào đánh giá thực tế là quá máy móc, thiếu năng lực quản lý. Bởi lẽ hợp đồng kinh tế đã ký kết, lời ăn, thua chịu không thể tăng phí vô nguyên tắc nhằm bảo đảm lộ trình có lãi cho nhà đầu tư như vậy được.

"Một điều khó hiểu là lưu lượng phương tiện ngày càng tăng nghĩa là doanh thu qua trạm cũng tăng trong khi thời gian thu phí lại kéo dài hơn, giá phí thu cao hơn, vì sao vậy? Có sự khuất tất ở đây không? Số tiền chênh lệch đó đi đâu?", hàng loạt những câu hỏi được vị chuyên gia giao thông đặt ra, yêu cầu được Bộ GTVT làm rõ.

Mật độ xe tăng, doanh thu không tăng là khó hiểu

Một điểm bất hợp lý nữa được vị chuyên gia chỉ rõ đó là sự nhập nhèm về doanh thu của trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Theo báo cáo của chủ đầu tư báo về Bộ GTVT năm 2016, doanh thu tại trạm chỉ đạt từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng/ ngày. Trong khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam ghi nhận mỗi ngày trạm thu được hơn 1,9 tỷ đồng.

Ở thời điểm đó, chủ đầu tư BOT đã ngăn cản việc kiểm đếm độc lập, mặt khác khẳng định không nghi ngờ có sự thất thoát.

"Động thái của chủ đầu tư đã đặt dấu hỏi lớn về sự gian dối trong doanh thu. Tuy nhiên, tôi thấy câu hỏi lớn hơn là suốt từ năm 2016 tới nay (tức là thời điểm 3 năm trước so với hiện tại) doanh thu vẫn đạt 1,8 tỷ đồng /ngày, còn thấp hơn thời điểm năm 2016 trong khi lưu lượng phương tiện qua lại ghi nhận ngày càng tăng là điều vô lý nữa.

Điều này khiến dư luận tiếp tục có quyền nghi ngờ nhà đầu tư đã gian dối, che giấu doanh thu suốt nhiều năm qua tại trạm thu phí này.

Phải chăng đây là lý do để nhà đầu tư xin tăng phí, kéo dài thời gian thu phí?", TS Nguyễn Xuân Thủy hỏi tiếp.

Chưa thấy ai bị xử lý

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, những khuất tất, nghi ngờ tại trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nhất thiết phải được làm rõ.

Cụ thể với những gì đang diễn ra tại trạm BOT này phải mời cơ quan kiểm toán thực hiện kiểm toán độc lập kiểm đếm lưu lượng phương tiện công khai, công khai minh bạch doanh thu, xác định thu đúng thu đủ không để người dân còng lưng gánh phí oan.

Về mặt quản lý, dư luận vẫn rất khó hiểu vì sao Bộ GTVT vẫn chưa hoàn thiện lắp đặt hệ thống thu phí không dừng, không giữ đúng lời hứa với người dân?.

"Bộ GTVT đã hứa từ năm 2017, rồi năm 2018 và tới 2019 vẫn chưa làm được, vì sao vậy?

Việc trì trệ, cố tình kéo dài lắp đặt hệ thống thu phí không dừng của Bộ GTVT khiến dư luận nghi ngờ có lợi ích nhóm, có dấu hiệu bắt tay", ông Thủy nói.

Về trách nhiệm, TS Nguyễn Xuân Thủy cũng tỏ ra khó hiểu với cách xử lý của Bộ GTVT, nhất là trách nhiệm của những cá nhân, tập thể tại những sai phạm xảy ra.

"Cụ thể tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ khi đã phát hiện trạm thu phí gian dối một ngày tới 800 triệu đồng nhưng vì sao vẫn không ai bị xử lý?

Hay, sai phạm trong xác định vị trí đặt trạm thu phí, thời gian thu phí, cụ thể kiểm toán Nhà nước kiểm toán 61 dự án BOT và yêu cầu giảm 222 năm là sai phạm của ai? Vì sao không ai bị xử lý?

Sự phản ứng của lái xe do đặt sai trạm thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, Phú Thọ, Thái Nguyên... khiến người dân bức xúc, gây bất ổn xã hội nhưng vì sao cũng không thấy ai bị xử lý?

Sau tất cả những lùm xùm về BOT thời gian quan, nếu vấn đề trách nhiệm còn chưa được xử lý nghiêm sẽ rất khó lấy lại được sự tin tưởng và yên tâm hoàn toàn của người dân", ông Thủy nói.

dieu la lung tai bot phap van co che giau gi BOT Pháp Vân bị yêu cầu dừng thu phí: Có gian dối mới sợ minh bạch

Hợp đồng BOT nói chung và BOT Pháp Vân thì có gì phải bí mật, chỉ có làm ăn gian dối thì mới sợ minh ...

dieu la lung tai bot phap van co che giau gi BOT Pháp Vân được thu phí: Không nghiêm sẽ dừng

Nhà đầu tư không bị dừng thu phí nhưng nếu làm không nghiêm sẽ bị dừng

Ngày đăng: 09:55 | 18/06/2019

/ http://baodatviet.vn