- Liệu có hiện tượng lo ngại không có người đi nên điều chỉnh xe buýt khiến người dân phải đi tàu trên cao?

Bất tiện, tốn thời gian, mất thêm tiền

Ngày 11/3, khi nghe tin Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất điều chỉnh một số tuyến xe buýt nhằm tránh trùng lộ trình với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (2A), chị Nguyễn Thị Phúc (Yên Nghĩa, Hà Đông) tỏ ra rất lo lắng.

dieu chinh xe buyt de gom khach cho duong sat tren cao

Hà Nội điều chỉnh một số tuyến xe buýt. Ảnh: Dân trí

Chị Phúc chia sẻ, cung đường đi làm của chị sẽ bắt đầu tư Yên Nghĩa tới Nguyễn Lương Bằng. Trước đây, khi đi làm chị chỉ cần đi một tuyến xe buýt số 02 là đến thẳng nơi làm việc.

Tuy nhiên, với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội, trong thời gian tới sẽ điều chỉnh 4 tuyến trùng lộ trình gồm:

Tuyến buýt số 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Bác Cổ - Bến xe Mỹ Đình) kết nối với đường sắt 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ngã tư Sở tới Bến xe Yên Nghĩa (9km).

Tuyến buýt số 27 (Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) thành tuyến ngang (KĐT Định Công - Nam Thăng Long), kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Láng đến Bến xe Yên Nghĩa (10 km).

Tuyến buýt số 33 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Cụm công nghiệp Thanh Oai - Xuân Đỉnh), kết nối với đường sắt 2A tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Văn Quán đến Ga Hà Đông và từ Ga Văn Khê tới Ga Yên Nghĩa (3 km).

Hợp nhất 2 nhánh tuyến số 21A (Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa) và nhánh tuyến số 21B (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình) thành một tuyến ngang số 21 (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến số 2A tại 2 ga (Thượng Đình, Vành Đai 3), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Vành Đai 3 đến Ga Yên Nghĩa (7,5 km).

Với cách điều chỉnh này, chị Phúc sẽ phải đi tàu trên cao rồi dừng tại một ga bất kỳ hoặc phải xuống ga Láng để bắt tiếp một tuyến xe buýt khác mới đến được cơ quan thay vì chỉ cần đi một tuyến số 02 là đến thẳng chỗ làm như trước đây.

"Như thế này bắt buộc tôi phải đi tàu trên cao rồi đổi tuyến xe buýt để đến được nơi làm việc.

Như vậy, tôi vừa phải mất 15.000 đồng cho một lượt đi tàu cao tốc trên cao vừa mất thêm 7.000 đồng một lượt xe buýt. Trong khi đó, trước đây tôi chỉ mất 7.000 đồng là đến thẳng chỗ làm thì bây giờ là 23.000 đồng", chị Phúc nói.

Tương tự như chị Phúc, chị Nguyễn Hồng Nhung (Yên Nghĩa, Hà Đông) cũng chia sẻ lo lắng, đồng thời cho biết có thể sẽ xin làm ở nhà để hạn chế đi lại, tiết kiệm tiền vé xe.

Chị Nhung cho biết, chị làm cho một công ty tại Cầu Giấy, vì thế, chị chỉ cần đi một tuyến xe 27 là đến thẳng nơi làm.

Tuy nhiên, theo sự điều chỉnh sắp tới, tuyến xe buýt số 27 (Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) bị chuyển thành tuyến ngang (KĐT Định Công - Nam Thăng Long), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Láng đến Bến xe Yên Nghĩa (10 km).

Với cách điều chỉnh này, chị Nhung cũng sẽ phải mất hai chặng di chuyển từ tàu trên cao rồi xuống đi xe buýt mới đến được cơ quan.

"Tôi thấy cách điều chỉnh này đang gây khó cho người dân. Có thể đi tàu điện nhanh hơn nhưng người dân phải mất nhiều tiền hơn, phải đổi nhiều tuyến, mất thêm nhiều thời gian chờ đợi, phiền phức hơn nhiều.

Ví dụ như tôi, nếu muốn đi phải mất 250.000 đồng/tháng xe buýt, nhưng đồng thời lại phải mất thêm 200.000 đồng/tháng tàu điện trên cao nữa. Như vậy, tự nhiên tôi bị mất thêm 200.000 đồng/tháng, rất vô lý.

Tôi nghĩ là do họ lo ngại không có người đi nên đổi như vậy để buộc người dân phải đi tàu trên cao.

Giống như trước đây khi Hà Nội vận hành xe buýt nhanh, cũng đã thực hiện điều chỉnh một số tuyến để buộc người dân phải sử dụng buýt nhanh vậy", chị Nhung chia sẻ.

Hạ tầng không đồng bộ làm khổ người dân

Chia sẻ từ góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng xét về thứ tự tổ chức ưu tiên luôn phải ưu tiên cho phương tiện có lưu lượng vận tải lớn, tốc độ nhanh, vì thế việc điều chỉnh ưu tiên khách cho tàu điện trên cao là hợp lý.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều chỉnh tuyến thì Hà Nội phải bảo đảm tổ chức kết nối giữa các phương tiện tạo sự thuận lợi cho người di chuyển.

Việc này phải làm ngay từ đầu, chứ không phải làm kiểu chắp vá, đẩy người dân vào thế không thể có lựa chọn khác, bắt người dân phải hi sinh cho giao thông của thành phố.

"Thành phố phải tổ chức lại giao thông một cách đồng bộ, từ điểm chung chuyển cho tới các phương tiện kết nối giữa phương tiện công cộng với tàu điện trên cao phải phù hợp, bảo đảm sự thuận tiện cho người dân.

Đây là điểm yếu của giao thông Việt Nam. Tình trạng tới đâu hay tới đó, có tới đâu làm tới đó rất thiếu chuyên nghiệp", vị chuyên gia nói.

dieu chinh xe buyt de gom khach cho duong sat tren cao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông mịt mù ngày lăn bánh chính thức

Dự kiến đưa vào vận hành tháng 12/2018 và đưa vào khai thác trước Tết Nguyên đán, tuy nhiên đến nay dự án đường sắt ...

dieu chinh xe buyt de gom khach cho duong sat tren cao Tranh cãi gần 700 người phục vụ 13km đường sắt trên cao

Tàu đường sắt trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông đã chạy thử toàn tuyến, con số 681 nhân công phục vụ cho 13km đang ...

Ngày đăng: 08:54 | 12/03/2019

/ http://baodatviet.vn